Bất động sản
Thấy gì từ chỉ đạo gỡ vướng cho bất động sản của Phó thủ tướng Chính phủ?
Nhiều chỉ đạo sát sao, trực tiếp vào các vướng mắc của doanh nghiệp đang được Chính phủ yêu cầu thực hiện ngay trong thời gian tới nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Hoàn thiện hành lang pháp lý gỡ vướng cho dự án bất động sản
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 16/4/2023 kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.
Theo kết luận, nhiều vướng mắc của doanh nghiệp về pháp lý, thủ tục triển khai dự án đã được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các bộ ngành, địa phương gấp rút thực hiện tháo gỡ ngay trong thời gian tới.
Trong đó, Phó thủ tướng yêu cầu tổ công tác tập trung hoàn thành công tác kiểm tra tại tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận,…địa bàn có nhiều kiến nghị của doanh nghiệp gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác như Novaland, khu đô thị sinh thái Đại Phước, khu đô thị du lịch Long Tân,… yêu cầu hoàn thành trước 20/4/2023.
Trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp các vướng mắc qua báo cáo của các địa phương, kiểm tra tại các dự án, từ kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp gửi trực tiếp về tổ công tác, Phó thủ tướng giao các Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính phân nhóm để có hướng giải quyết cụ thể.
Nhóm thứ nhất là các vướng mắc đã có quy định của pháp luật nhưng do khâu thực thi tại địa phương, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ có văn bản hướng dẫn cụ thể trước 25/4/2023 để các địa phương triển khai thực hiện.
Nhóm thứ hai là các vướng mắc do các quy định của pháp luật, các bộ cần cần chỉ rõ các điều, khoản của thông tư, nghị định và các luật. Với các vướng mắc có nguyên nhân từ các quy định tại thông tư, Chính phủ yêu cầu các bộ chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp để sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn để ban hành trong tháng 4 năm 2023.
Đối với các vướng mắc do mẫu thuẫn giữa các quy định hoặc quy định còn chưa cụ thể hoặc chưa có hướng dẫn trong các nghị định thì báo cáo, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hình thức một Nghị định sửa đổi, bổ sung nhiều Nghị định theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Đối với các vướng mắc có liên quan đến các luật, các vấn đề, nội dung mâu thuẫn mâu thuẫn giữa các luật đã được sửa đổi, bổ sung trong các luật đang chuẩn bị trình Quốc hội xem xét như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Phó thủ tướng đề xuất Quốc hội cho phép thi hành sau 45 ngày kể từ ngày được Quốc hội thông qua. Các vướng mắc chưa sửa đổi được ngay trong các luật, Phó thủ tướng đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết để giải quyết.
Nhóm thứ ba là các vấn đề thực tiễn chứng minh là cần thiết, phù hợp nhưng vướng quy định của luật hoặc các vấn đề đã làm sai luật nhưng không thể khắc phục thì tổng hợp, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền nguyên tắc giải quyết, không hợp thức hóa các sai phạm.
Với các vướng mắc pháp lý của dự án liên quan đến việc xác định giá đất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhất là ở cấp huyện; xử lý diện tích đất công xen kẹt, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và môi trường rà soát, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc: chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án bất động sản, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT trước thời điểm Luật Đầu tư bãi bỏ hình thức hợp đồng BT. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT trước thời điểm Luật Đầu tư bãi bỏ hình thức hợp đồng BT.
Đáng chú ý, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tư khẩn trương rà soát vướng mắc của các thông tư khẩn trương sửa đổi sửa đổi, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn trong tháng 4/2023.
Khẩn trương thực hiện chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng
Nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững, tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp sở hữu nhà ở, Phó thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng chủ trì xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023.

Đây sẽ là cơ sở để các địa phương xác định, công bố các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định. Bên cạnh đó, việc xây dựng tiêu chí đánh giá phân loại phân khúc bất động sản dựa vào tiềm năng (công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mai), thanh khoản của thị trường cũng làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xem xét nới lỏng các điều kiện cho vay mà không đánh đồng chính sách với các dự án có rủi ro ban hành trong tháng 4/2023.
Mặt khác, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tiêu chí đánh giá năng lực khách hàng nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng, góp phần phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trước 25/4/ 2023.
Phó thủ tướng chỉ đạo các ngân hàng thương mại căn cứ vào danh mục dự án, đối tượng, điều kiện tiêu chí được thụ hưởng chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 để áp dụng điều kiện cho vay và lập quỹ dự phòng rủi ro, không đánh đồng giữa các doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
Có thể thấy, thời gian các bộ ngành thực hiện và báo cáo chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là rất gấp rút, chỉ vài ngày sau kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Những chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ đã cho thấy sự quan tâm rất lớn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với sự phát triển của thị trường, nhất là sự trầm lắng của bất động sản từ giữa năm 2022 và sự sụt giảm sức khỏe đáng báo động của các doanh nghiệp.
Đây cũng là những động thái từ phía cơ quan nhà nước có ý nghĩa rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp, mở ra cơ hội phục hồi cho thị trường sau khi các chính sách thá gỡ khó khăn này đước sớm đi vào thực tiễn.
Xem xét giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp bất động sản
Xem xét giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp bất động sản
Việc cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ sẽ giúp ngân hàng giảm được nguy cơ nợ xấu, từ đó giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro và tạo điều kiện giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.
Bất động sản nghỉ dưỡng khó phục hồi trong ngắn hạn
Mặc dù đã có một số động thái tích cực từ phía quản lý nhà nước nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, song theo nhiều chuyên gia, phân khúc bất động sản này khó có thể hồi phục trong ngắn hạn.
Bất động sản nhà ở tại Hà Nội ảm đạm
Nguồn cung hạn chế, nhiều chủ đầu tư tạm đóng bảng hàng, thanh khoản ảm đạm thể hiện ở tất cả phân khúc bất động sản tại Hà Nội trong quý I/2023.
Giá bất động sản khó có thể giảm thêm
Ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group cho rằng, 3 khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản thời gian vừa qua đã được giải quyết. Đây là những tín hiệu rất rõ ràng cho một giai đoạn mới, kết thúc thời gian đóng băng tạm thời của thị trường bất động sản và giá không thể giảm thêm.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Kinh tế bứt phá, bất động sản Thanh Hoá sôi động nhờ đại dự án
Thị trường bất động sản Thanh Hoá đang có những bước tăng trưởng bứt phá khi loạt dự án khủng bắt đầu đi vào hoạt động.
TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.