Tiêu điểm
Thế khó của du lịch Hội An
Du lịch Hội An đang gặp phải bài toán nan giải giữa câu chuyện duy trì, tồn tại trong ngắn hạn và phát triển dài hạn; giữa sự sinh tồn của các doanh nghiệp, mưu sinh của người dân và việc gìn giữ các giá trị đã làm nên thương hiệu Hội An trong mắt du khách quốc tế
Đã gần hai năm kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, từ một nơi thu hút gần 8 triệu lượt khách du lịch năm 2019, du lịch Hội An đã lâm vào khủng hoảng nặng nề.
"Chưa bao giờ Hội An khó khăn như hiện tại, tất cả hoạt động du lịch hầu như đều bị đóng băng", là nhận định của nhiều doanh nghiệp tại địa phương này. Bên cạnh đó là những thách thức, những "khoảng trống" du khách rất lớn, khó có thể lấp đầy.
Năm 2019, trước khi dịch bệnh bùng phát, trong tổng số 8 triệu du khách đến Hội An có 4,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 21% so với năm 2018), khách nội địa đạt trên 3 triệu lượt.
Từ rất lâu, Hội An đã vượt qua Đà Nẵng, Nha Trang để trở thành địa phương đón khách quốc tế nhiều nhất cả nước. Thời gian lưu trú của khách quốc tế ở Hội An trung bình là 2,5 ngày, cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác.
Lợi thế của một địa phương vốn thu hút khách quốc tế, trong bối cảnh dịch bệnh, lại trở thành điểm yếu của du lịch Hội An. Trong khi Đà Nẵng hay Nha Trang có cơ hội phục hồi du lịch nhanh hơn mỗi khi dịch bệnh lắng xuống thì tại Hội An, hơn 80% các cửa hàng, khách sạn vẫn đang ngủ đông, do nguồn khách chính trước đây vốn là khách ngoại.
Theo ông Lê Quốc Việt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Santa Việt Nam, ít nhất phải đến năm 2023, khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, Hội An mới có thể thu hút trở lại khách quốc tế. Từ nay đến thời điểm đó, du lịch Hội An sẽ phải thay đổi để thu hút khách nội địa.
Tuy nhiên, đã gần 2 năm từ khi dịch bệnh xuất hiện, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay trong việc chuyển đối tượng khách hàng sang phục vụ khách trong nước, bởi đây là điều không hề đơn giản.
Thị hiếu của khách nội địa vốn thích những nơi ồn ào, sôi động, thích những địa điểm hot để chụp ảnh, check-in. Trong khi đó, thế mạnh của Hội An lại là du lịch khám phá, trải nghiệm, thiên về tính nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Hội An không có nhiều điểm đến vui chơi, nhà hàng phù hợp với thị hiếu của số đông khách nội địa. Đây chính là lý do khiến thành phố này không hấp dẫn, khách trong nước chỉ coi Hội An là "Đà Nẵng + 1".
Hầu hết mọi người đều lựa chọn lưu trú tại Đà Nẵng và chỉ xuống Hội An chơi chốc lát rồi lại về Đà Nẵng nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Mặt khác, ông Việt cho rằng, vấn đề quan trọng hơn với Hội An là phải làm sao để thay đổi, vừa phục vụ khách trong nước ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình để đón khách quốc tế sau này, khi dịch bệnh kết thúc.
Đó là bài toán nan giải giữa câu chuyện duy trì, tồn tại trong ngắn hạn và phát triển dài hạn; giữa sự sinh tồn của các doanh nghiệp, mưu sinh của người dân và việc gìn giữ các giá trị đã làm nên thương hiệu Hội An trong mắt du khách quốc tế.
Hội An cần linh hoạt hơn trong việc thu hút khách nội địa nhưng vẫn phải giữ được những nét đẹp truyền thống đã làm nên sức hấp dẫn riêng của vùng đất này.
Với Hội An hiện tại, khách nào cũng quý, nhưng mọi thứ cần hài hoà. Nếu chỉ trú trọng thu hút khách nội địa ở thời điểm hiện tại mà đánh mất nét riêng vốn có thì đó sẽ là sự đáng tiếc rất lớn, ông Việt nhấn mạnh.
Cơ hội trong thách thức
Dù đang trong bối cảnh đầy thách thức nhưng ông Lê Quốc Việt vẫn lạc quan, tin tưởng rằng, du lịch Hội An vẫn có những cơ hội mới ngay trong dịch bệnh.
Nguyên nhân được vị doanh nhân này chỉ ra rằng thị hiếu, nhu cầu du lịch của người dân đã và đang có sự thay đổi rất lớn. Nếu như trước đây, khách du lịch thường thích những địa điểm đông đúc, sôi động như Đà Nẵng, Nha Trang... thì nay, do ảnh hưởng của Covid-19, du khách có xu hướng thiên về du lịch nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái nhiều hơn.
Mặt khác, thay vì đi theo đoàn hội, tour, tuyến với một số lượng rất đông, người dân đi du lịch hiện nay thường đi theo hộ gia đình hoặc nhóm nhỏ từ 4 - 5 người. Họ lựa chọn những nơi yên tĩnh, không quá đông khách du lịch, vừa nghỉ ngơi, lấy lại sức lao động, vừa đảm bảo sự an toàn trong phòng dịch.
Bên cạnh đó, từ trước dịch bệnh Covid-19, Hội An đã cho thấy cách làm du lịch bền vững hơn so với nhiều địa phương khác.
Ông Việt cho rằng, tại Đà Nẵng, ngành du lịch phát triển rất nóng, rất nhanh. Đà Nẵng mang hơi thở của một thành phố hiện đại, chẳng mấy chốc, nơi đây sẽ theo kịp Hà Nội, TP.HCM về độ náo nhiệt, bận rộn. Song, đồng hành với tốc độ phát triển chóng mặt đó là mặt trái của xã hội, kinh tế thị trường, sự quá tải về giao thông, ô nhiễm, môi trường đi xuống.
Hội An lại có sự khác biệt rất lớn khi lựa chọn phát triển du lịch theo hướng nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, trải nghiệm mang tính bền vững hơn. Hội An giống như một "ngôi làng trong phố", ở đó, cuộc sống thư thái, không ồn ào, xô bồ, mà tĩnh lại, rất phù hợp cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn, đặc biệt là sau dịch bệnh căng thẳng.
"Tất nhiên, mỗi đối tượng khách hàng có thể có nhu cầu khác nhau, có những người thích đông vui, có những người thích trẻ trung sôi động, nhưng cũng có những người thích khám phá văn hoá, cảnh quan sinh thái, môi trường trường xanh sạch, thích có không gian thư thái để nghĩ sâu và nghỉ người đơn giản.
Song, càng trong dịch bệnh, xu hướng du lịch sẽ càng thiên về nghỉ dưỡng. Hội An đang cho thấy sự phù hợp hơn nhiều địa phương khác khi thu hút những đối tượng du khách này. Trong thời gian tới, khi dịch bệnh lắng xuống, du lịch Hội An sẽ có nhiều cơ hội hồi phục và phát triển", ông Việt nhìn nhận.
Một yếu tố cạnh tranh khác của du lịch Hội An ở thời điểm hiện tại theo ông Việt là nếu như trước đây, giá phòng tại Hội An cao gấp rưỡi thậm chí gấp đôi Đà Nẵng thì hiện nay đã giảm hơn nhiều. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần hấp dẫn du khách đến với địa phương này.
Đồng tình với quan điểm Hội An cần thay đổi để thu hút khách du lịch trong nước, song lãnh đạo một doanh nghiệp du lịch khác tại địa phương này cũng cho rằng, khách trong nước cần được chia ra nhiều đối tượng khác nhau. Bên cạnh việc định hướng của địa phương thì thị trường du lịch nên để cho du khách quyết định.
Hội An, ngay bản thân nó đã lọc ra được một đối tượng khách hàng cho riêng mình. Với nét đặc trưng riêng, khách đến du lịch tại đây đa phần là khách sang trọng, họ thực sự đi nghỉ dưỡng, tái tạo sức khỏe, sức lao động sau một thời gian làm việc mệt mỏi.
Do những thay đổi của xu hướng du lịch trong dịch bệnh, thời gian tới, Hội An có thể sẽ thu hút nhiều hơn đối tượng khách du lịch này do nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sang trọng, đẳng cấp ngày một gia tăng.
Khẩu vị riêng của người mua bất động sản Hội An
Hội An lúng túng kích cầu du lịch nội địa
Do những đặc thù riêng về đối tượng khách du lịch chủ yếu hướng đến người nước ngoài, Hội An đang loay hoay trong bài toán kích cầu khách du lịch nội địa hậu Covid-19.
Cách nào để xoá tư tưởng 'Hội An là Đà Nẵng + 1'
Hội An hội tủ đầy đủ mọi yếu tố để trở thành một trung tâm du lịch cạnh tranh sòng phẳng với Đà Nẵng.
Nỗi giằng xé trong phục hồi du lịch Hội An mùa đại dịch
Các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm vàng để tái thiết ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng theo hướng bền vững, nhưng để làm được là điều không dễ.
Du lịch Hội An đang thiếu 'nhạc trưởng'
Là người yêu Hội An từ trong huyết quản, cựu Bí thư thành ủy Hội An Nguyễn Sự cho rằng, trong bối cảnh du lịch Hội An đang gặp khó bởi khủng hoảng đại dịch, vai trò nhạc trưởng của nhà nước lúc này rất quan trọng.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.