Thế khó của ông Nguyễn Bá Dương tại Coteccons và kế hoạch B

Trần Anh Thứ năm, 11/06/2020 - 09:17

Với tỷ lệ sở hữu áp đảo của nhóm nhà đầu tư nước ngoài, chiếc ghế của ông Nguyễn Bá Dương ở Coteccons trở nên lung lay hơn bao giờ hết, nếu nội dung bãi nhiệm chủ tịch HĐQT Coteccons được bổ sung vào cuộc họp ĐHCĐ năm nay.

Những ngày qua, ban lãnh đạo Coteccons và nhóm cổ đông lớn Kusto bước vào giai đoạn căng thẳng chưa từng có trong lịch sử hoạt động của công ty. Nhóm Kusto và một quỹ đầu tư nước ngoài liên tiếp tố cáo ban lãnh đạo Coteccons đồng thời đòi đưa nội dung bãi nhiệm Chủ tịch Nguyễn Bá Dương vào nội dung họp ĐHCĐ sắp diễn ra tới đây.

Trước sức ép đó, phía Coteccons đã đáp trả một cách cứng rắn trên phương tiện truyền thông. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào cơ cấu cổ đông nắm giữ quyền biểu quyết tại Coteccons hiện nay, nhóm các nhà sáng lập Coteccons, bao gồm chủ tịch Nguyễn Bá Dương không thực sự khả quan.

Trong hồi đáp của Coteccons, ban lãnh đạo của công ty này đã đặt câu hỏi về việc có hay không mối liên hệ giữa Kusto (chiếm 18,23% tỷ lệ có quyền biểu quyết) với Thành Công (chiếm 14.67% tỷ lệ có quyền biểu quyết), THE8TH (chiếm 10,82% tỷ lệ có quyền biểu quyết), Ma Dao Trading Pte.Ltd (chiếm 2,15% tỷ lệ có quyền biểu quyết) cùng một số cổ đông cá nhân khác… trong việc cấu kết với nhau tìm mọi cách bãi miễn những người sáng lập Coteccons nhằm hoàn tất quá trình thâu tóm Công ty.

Có thể thấy cơ cấu cổ đông của Coteccons đang chia ra làm 3 nhóm bao gồm nhóm ủng hộ Kusto (nắm giữ khoảng 48% cổ phần), nhóm ban lãnh đạo Coteccons và các cổ đông trong nước khác (nắm giữa khoảng 37,2% cổ phần) và nhóm cổ đông còn lại tạm xem là trung lập bao gồm Vinacapital (7,47%) và nhóm cổ đông nước ngoài khác (7,4%).

Mặc dù vậy, nhóm cổ đông trung lập, đặc biệt là nhóm cổ đông nước ngoài khác nhiều khả năng sẽ sớm ngả về một phía. Việc xuất hiện hàng loạt cổ đông lớn thuộc “phe Kusto” cho thấy quỹ ngoại này đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước cuộc họp ĐHCĐ năm nay. 

Do đó, trong trường hợp nội dung bãi nhiệm chủ tịch HĐQT Coteccons được bổ sung vào cuộc họp ĐHCĐ năm nay như phía Kusto yêu cầu, chiếc ghế của ông Nguyễn Bá Dương sẽ trở nên lung lay hơn bao giờ hết.

Trong thông báo lần thứ 2 gửi báo chí tuần qua, Ban lãnh đạo của Coteccons cũng cho biết sẵn sàng chuyển giao vị trí của mình cho những ứng cử viên (do cổ đông lớn tiến cử) với điều kiện họ có đủ uy tín và năng lực để dẫn dắt Công ty phát triển lâu dài, bền vững. 

Hiện tại, trong “hệ sinh thái Coteccons”, Ricons đang là doanh nghiệp quy mô lớn nhất, chỉ xếp sau Coteccons. Đây cũng là tâm điểm gây ra cuộc xung đột giữa nhóm cổ đông nước ngoài và Ban lãnh đạo Coteccons hiện nay.

Tuy nhiên, việc Coteccons nắm giữ 14,3% cổ phần tại Ricons có thể khiến ông Nguyễn Bá Dương không dễ dàng có toàn quyền xây dựng đế chế mới. Các nhà đầu tư nước ngoài khác hiện cũng nắm giữ khoảng 15% cổ phần của Ricons.

Được biết, trong hệ sinh thái Coteccons, bao gồm các công ty như Unicons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, Dcons, SMART… trừ Unicons (Coteccons nắm giữ 100%) và Ricons (Coteccons nắm giữ 14,3%), những công ty còn lại Coteccons đều không sở hữu cổ phần nào.

Trong số này, có một công ty dường như được chuẩn bị sẵn cho kế hoạch hậu Coteccons khi đổi tên công ty này sang một cái tên mới khá ý nghĩa: “Newteccons”.

Thế khó của ông Nguyễn Bá Dương tại Coteccons và kế hoạch B
Newtecons - một thành viên của Coteccons Group khá kín tiếng

Newteccons tiền thân là Cổ phần Đầu tư Xây dựng Địa ốc F.D.C, được thành lập từ tháng 10 năm 2003, là một trong những công ty thuộc "hệ sinh thái" Coteccons Group.

Năm 2012, F.D.C bắt đầu có tiếng vang khi được lựa chọn thi công những công trình trọng điểm như: Nhà ga T2 – sân bay quốc tế Nội Bài, S17A - S18-2-2 Phú Mỹ Hưng, nhà máy Texhong Ngân Long, nhà máy sơn Jotun…

Những năm sau đó, F.D.C tham gia vào nhiều dự án của Coteccons như thi công tháp CT5 Masteri Thảo Điền, tham gia thi công tại siêu dự án The Landmark 81. Đến năm 2015, doanh thu của F.D.C cán mốc 1.000 tỷ đồng.

Năm 2017, F.D.C từ nhà thầu phụ bắt đầu đảm nhiệm vai trò nhà thầu chính dự án Flamingo Đại Lải và tham gia thi công siêu dự án quốc tế Casino Nam Hội An và năm trong top 10 doanh nghiệp xây dựng tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Tới tháng 1/2019, F.D.C chính thức thay đổi tên và logo thành Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtecons. Trong năm 2020, Newteccons đang triển khai 2 dự án là Cadivi Tower và trường phổ thông quốc tế Gateway Starlake, tất cả đều trong vai trò tổng thầu thi công.

'Ai là ma sói' tại Coteccons?

'Ai là ma sói' tại Coteccons?

Doanh nghiệp -  4 năm
Cuộc chiến giữa Kusto và các nhà sáng lập Coteccons là bài học cho doanh nghiệp khi mời gọi các quỹ đầu tư tài chính – những đơn vị luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.
'Ai là ma sói' tại Coteccons?

'Ai là ma sói' tại Coteccons?

Doanh nghiệp -  4 năm
Cuộc chiến giữa Kusto và các nhà sáng lập Coteccons là bài học cho doanh nghiệp khi mời gọi các quỹ đầu tư tài chính – những đơn vị luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  2 giờ

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  2 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  3 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  25 phút

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  32 phút

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  1 giờ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  2 giờ

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  2 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  3 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.