Phát triển bền vững
Thêm cơ hội để Việt Nam tận dụng nguồn lực cho mục tiêu khí hậu
Chương trình hợp tác mới đây giữa Bộ TN&MT và HSBC mở ra nhiều cơ hội cho Chính phủ Việt Nam tận dụng nguồn lực từ các tổ chức tài chính, hiệp hội, các chuyên gia, và đồng thời khuyến khích thêm sự tham gia của các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) mới đây đã trao đổi bản ghi nhớ chương trình hợp tác về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) với Bộ Tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT).
Tham gia buổi lễ có Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, và ông Stephen Moss, Giám đốc điều hành khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, Tập đoàn HSBC.
Buổi lễ được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), dưới sự chứng kiến của đại diện Bộ TN&MT, đại diện Ngân hàng HSBC khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và các thành viên thuộc phái đoàn Việt Nam tham dự COP27.

Theo đó, HSBC Việt Nam sẽ hỗ trợ Bộ TN&MT xây dựng phương pháp tiếp cận thực tế trong việc hiện thực hóa các chiến lược cho phù hợp với các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam, cũng như xây dựng cơ cấu để mở ra các nguồn tài chính quốc tế nhằm hỗ trợ các mục tiêu này.
Cụ thể, trong vòng 8 năm tới, ngân hàng này sẽ tập trung vào bốn mục tiêu chính.
Thứ nhất là đóng góp vào quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, thông qua chia sẻ thông lệ và kinh nghiệm, nhằm giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng, hoàn thiện cơ cấu và chính sách, để khai thác các nguồn tài trợ tiềm năng từ nhà đầu tư và định chế tài chính quốc tế.
HSBC Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc phát triển các sản phẩm ESG, xây dựng cơ cấu, giải pháp, và các chương trình tài chính như quy tắc và chuẩn mực quốc tế về tài chính bền vững; phát triển cơ cấu trái phiếu xanh do Chính phủ và các đơn vị liên quan Chính phủ phát hành; phát triển thị trường mua bán carbon trong nước và cơ chế tài chính liên quan.
Thứ hai là giúp Việt Nam xây dựng nguồn lực và năng lực cần thiết trong lĩnh vực bền vững.
Thứ ba là xây dựng tiêu chuẩn phân loại – định nghĩa tài sản bền vững và các sản phẩm tài chính tại Việt Nam, bằng cách tham gia vào quá trình xây dựng phiên bản 2 của Tiêu chuẩn phân loại tài chính bền vững của ASEAN, để xác định và phân loại các hoạt động kinh tế bền vững trong khu vực ASEAN.
Thứ tư là đóng góp và hỗ trợ Bộ TN&MT phát triển các bộ công cụ và hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, để đánh giá mức độ phát thải, rủi ro chuyển đổi, và phát triển các lộ trình hướng tới nền kinh tế giảm phát thải khí nhà kính.
CEO HSBC Việt Nam: 'Tôi được truyền cảm hứng từ những người Việt kiên cường, bền bỉ'
Bản ghi nhớ này là nỗ lực tiếp theo của HSBC Việt Nam trong việc hiện thực hóa cam kết đồng hành cùng Việt Nam hướng đến mục tiêu bền vững lâu dài. Tại Hội nghị COP26 vào tháng 11/2022, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để hiện thực hóa cam kết đó, Việt Nam cần kêu gọi sự tham gia của cả hai khối công tư trong mọi lĩnh vực.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, cho biết: “Chúng tôi đề cao cam kết bền vững của HSBC dành cho Việt Nam, cũng như sự tham gia nhiệt tình của ngân hàng trong nỗ lực hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết khí hậu đưa ra tại COP26”.
Theo ông, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu là một thử thách lớn, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành phần trong xã hội. Sự đồng hành của các tổ chức có tiềm lực, năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam chuyển dịch sang một nền kinh tế phát thải thấp.
Đặc biệt, chương trình hợp tác giữa Bộ TN&MT và HSBC mở ra nhiều cơ hội cho Chính phủ Việt Nam tận dụng nguồn lực từ các tổ chức tài chính, hiệp hội, các chuyên gia, và đồng thời khuyến khích thêm sự tham gia của các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, nhận định vấn đề biến đổi khí hậu đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, và đặc biệt cấp thiết tại Việt Nam – một trong những quốc gia chịu nhiều tổn hại do biến đổi khí hậu nhất trên hành tinh.
“Là tổ chức tài chính có hơn 150 năm đồng hành cùng Việt Nam, đồng thời cũng là một ngân hàng quốc tế luôn đi tiên phong trong lĩnh vực bền vững, chúng tôi nhận thức được trách nhiệm phải hành động để bảo vệ cộng đồng, các doanh nghiệp và môi trường tự nhiên khỏi sự hủy hoại do tác động của biến đổi khí hậu. Hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam là một trong những cách chúng tôi có thể hỗ trợ đóng góp nỗ lực giải quyết tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu”, ông chia sẻ.
Hưởng ứng cam kết của Việt Nam tại COP26, HSBC Việt Nam đã cam kết thu xếp đến 12 tỷ USD tài trợ phát triển bền vững tại Việt Nam cho đến năm 2030.
Ngân hàng sẽ huy động nguồn vốn từ thị trường tài chính trong nước và quốc tế để có thể cung cấp đa dạng các giải pháp bền vững, bao gồm tín dụng xanh, tài trợ nợ, chuỗi cung ứng, thương mại, tiền gửi xanh và các sản phẩm đầu tư.
HSBC cấp tín dụng xanh đầu tiên cho điện gió Việt Nam
Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?
Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.
Chuyên gia ngân hàng mách nước cách tăng tài chính xanh
Theo chuyên gia, thách thức lớn nhất hiện nay đối với lĩnh vực tài chính xanh tại Việt Nam nằm ở sự đồng bộ về chính sách.
Giải pháp phát triển thị trường vốn lành mạnh
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết trong thời gian tới sẽ tăng cường thanh tra, giám sát để đảm bảo sự phát triển của thị trường vốn, xử phạt nghiêm minh những hành vi thao túng, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định.
Làm trong sạch thị trường vốn để phát triển bền vững hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp tôn trọng, tuân thủ nghiêm pháp luật.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.