Tiêu điểm
Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam
Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu với các doanh nghiệp châu Âu, theo kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh mới nhất của EuroCham.
Theo kết quả khảo sát Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) do Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố mới đây, 41% số người được hỏi cho biết công ty của họ đang chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Con số này tăng gấp hơn ba lần so với kết quả 13% trong quý III/2022.
Bên cạnh đó, khoảng 35% số người được hỏi cho rằng Việt Nam thuộc tốp 5 điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu, với 12% cho rằng Việt Nam là điểm đầu tư quốc tế hàng đầu của công ty họ.
Ba rào cản về pháp lý lớn nhất đối với các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được xác định là thiếu rõ ràng về các quy tắc và quy định (51% người trả lời lựa chọn), khó khăn hành chính (41%), và khó khăn về thị thực và giấy phép lao động (30%).
Bất chấp những khó khăn này, 58% số người được hỏi về BCI hài lòng với sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối với nhu cầu kinh doanh khi thiết lập các chính sách liên quan.
Về đề xuất để cải thiện năng lực thu hút FDI, giảm bớt khó khăn thủ tục hành chính vẫn giữ vị trí đầu bảng. Yếu tố này vẫn giữ nguyên vị trí khi câu hỏi này lần đầu tiên được đưa ra với những người trả lời BCI vào quý II/2022.
Trong khi đó, vấn đề giảm khó khăn về thị thực cho các chuyên gia nước ngoài ngày càng được đề xuất nhiều hơn, tăng 8% trong quý IV/2022 so với quý trước đó.
Theo Chủ tịch EuroCham Alain Cany, mọi thứ chắc chắn kém tích cực hơn trong quý IV/2022 so với đầu năm. Mặc dù tình hình rất có thể sẽ tiếp tục theo hướng này vào năm 2023, nhưng điều này không nên được coi là nguyên nhân gây lo ngại.
Trên thực tế, cơ hội kinh tế của Việt Nam tiếp tục vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Điều này thể hiện rõ qua việc rất nhiều thành viên của EuroCham coi Việt Nam là trung tâm trong chiến lược đầu tư toàn cầu của họ.
“Thật đáng khích lệ khi thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ châu Âu và trên toàn thế giới vẫn ở mức cao và tiếp tục tăng, đặc biệt là trong các ngành sản xuất và công nghiệp xanh của Việt Nam”, ông nói thêm.
“Rõ ràng là với nguồn vốn FDI này, nền tảng kinh tế vững chắc và cam kết bền vững của Việt Nam, Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến đầu tư hàng đầu trên thế giới. Nhờ đó, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn tin tưởng vào thị trường Việt Nam”.
Dù vậy, đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu về môi trường kinh doanh của Việt Nam đã giảm xuống 48 điểm phần trăm trong quý cuối năm, ghi nhận mức giảm 14,2 điểm so với quý trước đó, và 25 điểm so với quý đầu tiên của năm 2022.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt, dữ liệu này được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động do nhiều yếu tố bao gồm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lãi suất tăng vọt, lạm phát kéo dài và niềm tin của người tiêu dùng bị tổn hại.
Với chỉ 27% số người được hỏi dự đoán sự ổn định hoặc cải thiện kinh tế cho quý I/2023, kết quả BCI cũng cho thấy sự lạc quan đã giảm sút. Trong quý vừa qua, số người dự đoán suy thoái kinh tế cũng tăng gấp đôi.
Giám đốc điều hành Decision Lab Thue Quist Thomasen nhận định quý IV/2022 cho thấy niềm tin vào môi trường kinh doanh đã có sự suy giảm, bắt đầu từ quý II, khi các chỉ số biến động toàn cầu, lạm phát và tăng trưởng chậm lại bắt đầu tác động đến tâm lý ở Việt Nam.
Quý IV đã chứng kiến sự biến động trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, và điều này có thể đã ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài đến mức họ hiện đang hơi bi quan về môi trường kinh tế trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải tất cả các lĩnh vực đều có chung quan điểm này, và các lĩnh vực phụ thuộc trực tiếp vào tiêu dùng địa phương nhìn chung có triển vọng tích cực hơn, ông cho biết thêm.
Ngành sản xuất khó khăn, PMI chìm dưới ngưỡng 50
Trung Quốc nới lỏng hạn chế du lịch, dừng cách ly tập trung
Khách du lịch đến Trung Quốc sẽ chỉ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ, và sẽ không phải đăng ký mã theo dõi sức khỏe.
Nhóm ngành hưởng lợi và bất lợi khi Trung Quốc mở cửa
Nhóm doanh nghiệp có thể hưởng lợi bao gồm cơ khí, dệt may, da giày, điện tử, ô tô. Ngược lại, các nhóm doanh nghiệp phân bón, hóa chất dự báo sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn.
Doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD vào điện gió Việt Nam
Các doanh nghiệp châu Âu nhận định Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo và sẵn sàng đầu tư nhiều tỷ USD vào lĩnh vực điện gió của Việt Nam. Một hội đồng gồm các tập đoàn lớn đã được thành lập nhằm tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu "xanh và trách nhiệm hơn".
Doanh nghiệp châu Âu giảm lạc quan về Việt Nam
Môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi đang ảnh hưởng đến sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá sẽ có vị thế tốt hơn trong 2 - 3 năm tới.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.