Tiêu điểm
Ngành sản xuất khó khăn, PMI chìm dưới ngưỡng 50
Sau thời kỳ tăng kéo dài hơn một năm, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng – PMI ngành sản xuất của Việt Nam rơi xuống dưới mức trung tính 50 điểm trong tháng 11, cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh.
Dữ liệu mới nhất từ S&P Global cho biết PMI ngành sản xuất của Việt Nam đạt 47,4 điểm trong tháng 11, giảm mạnh so với con số 50,6 điểm của tháng trước nữa, đánh dấu kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 13 tháng.
Ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Trong bản công bố PMI tháng trước, chúng tôi cho rằng đã có những dấu hiệu cầu giảm trên thế giới phản ánh vào ngành sản xuất của Việt Nam. Bức tranh đã tối hơn đáng kể trong tháng 11, khi số lượng đơn đặt hàng mới, xuất khẩu, sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng đều giảm”.
“Với niềm tin kinh doanh cũng bị giảm, ngành sản xuất có vẻ như có một kết thúc khó khăn cho năm 2022”, ông nhấn mạnh.
Ông lưu ý thêm: “Một điểm đáng quan tâm khác của khảo sát PMI kỳ này là ảnh hưởng của việc giảm giá đồng Việt Nam gần đây so với đô la Mỹ. Điều này đã làm tăng chi phí đầu vào, và góp phần làm giảm số lượng đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, mức tăng chi phí vẫn tương đối nhẹ nên các công ty vẫn có thể giảm giá bán hàng để kích thích nhu cầu”.

Cụ thể, theo dữ liệu từ S&P Global, số lượng đơn đặt hàng mới ngành sản xuất giảm lần đầu tiên trong 14 tháng vào giữa quý cuối của năm, chủ yếu phản ánh nhu cầu trên thị trường quốc tế đang yếu đi.
Trên thực tế, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm nhanh hơn so với tổng số lượng đơn đặt hàng mới. Một số thành viên nhóm khảo sát ghi nhận xuất khẩu giảm đã nhắc đến ảnh hưởng của biến động tỷ giá bất lợi lên giá cả, và xung đột quân sự kéo dài tại Ukraine.
Với số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các nhà sản xuất Việt Nam cũng giảm sản lượng, ghi nhận lần giảm đầu tiên kể từ tháng 3, với tốc độ giảm nhanh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian có sản lượng giảm, trong khi các công ty sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản có sản lượng tiếp tục giảm.
Cũng giống như xu hướng của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng được ghi nhận tiếp tục giảm trong tháng 11.
Ngoài việc phản ánh mức sụt giảm của số lượng đơn đặt hàng mới, số lượng nhân viên giảm cũng phản ánh nỗ lực giảm chi phí ở một số công ty.
Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã giúp một số nhà cung cấp tăng tốc độ giao hàng trong tháng 11. Tuy nhiên, tình trạng này bị lấn át bởi tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và nhiên liệu. Kết quả là, thời gian giao hàng đã bị kéo dài thêm lần đầu tiên trong bốn tháng.
Mặc dù chi phí đầu vào tăng với một tốc độ tương đối chậm trong kỳ khảo sát này, tốc độ tăng giá đã nhanh hơn thành mức cao của bốn tháng. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết đồng tiền giảm giá so với đô la Mỹ là một nhân tố chính dẫn đến tăng giá cả đầu vào.
Niềm tin kinh doanh giảm mạnh do số lượng đơn đặt hàng mới giảm, và những lo ngại về nhu cầu trên thị trường quốc tế. Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Trong khi đó, hy vọng nhu cầu sẽ phục hồi trong năm tới giúp một số công ty vẫn lạc quan về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới.
Tại khu vực ASEAN, Maryam Baluch, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết trong khi nhu cầu trong khu vực yếu hơn đã giúp kiềm chế lạm phát, đồng tiền giảm giá và giá nguyên vật liệu và năng lượng tăng tiếp tục làm tăng áp lực lên giá cả.
Kết quả là, có nhiều ngân hàng trung ương hơn trong khu vực thắt chặt chính sách tiền tệ, như đã xảy ra trong bối cảnh lãi suất tăng cao gần đây ở Indonesia và Philippines.
“Tình trạng tăng trưởng chậm lại trong khu vực làm nguy cơ ngành sản xuất rơi vào suy giảm tăng trong những tháng tới, khi lạm phát cao và các điều kiện tài chính thắt chặt có thể tiếp tục tác động lên nhu cầu”, vị này lưu ý.
Sản xuất bắt đầu giảm tốc
Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao
Khối phân tích của VCBS cho rằng mục tiêu lạm phát trung bình trong năm nay được dự báo sẽ thấp dưới 4% - đạt mục tiêu của Quốc hội. Tuy nhiên, trong năm 2023, có thể thấy lạm phát kỳ vọng vẫn đang ở mức cao khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.
Nguy cơ lạm phát trở thành rào cản tăng trưởng kinh tế
Áp lực lạm phát có xu hướng ngày càng gia tăng trong thời điểm cuối năm 2022 đang gây thách thức rất lớn đối với nhiệm vụ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng.
Dấu hiệu đáng chú ý sau chuỗi tăng trưởng ngành sản xuất
Dù ngành sản xuất Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng, một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu giảm. Cùng với đó, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tháng 7 đều tăng chậm hơn so với tháng 6.
Niềm tin kinh doanh ngành sản xuất chạm đáy sáu tháng
Mức độ trầm trọng của làn sóng đại dịch Covid-19 mới nhất và những lo lắng về áp lực lạm phát đã làm giảm kỳ vọng của các nhà sản xuất về tương lai.
Phủ sóng kinh tế đêm tại Việt Nam vướng rào cản gì?
Gần 5 năm kể từ khi “Đề án phát triển kinh tế ban đêm” được ban hành, Việt Nam vẫn chưa thể mở đường bứt phá cho ngành kinh tế vốn được xem là “mỏ vàng” được cả thế giới chạy đua khai thác. Những đốm sáng le lói từ các địa phương và doanh nghiệp tiên phong chưa thể tạo nên “bầu trời đêm” rực rỡ cho du lịch Việt.
Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%
Cục Hàng không yêu cầu các hãng tiếp tục mở rộng bay quốc tế, phát triển đội tàu bay nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao, góp phần vào tăng trưởng.
Rộng đường pháp lý, Trungnam Group quay lại cuộc chơi BT
Trungnam Group đề xuất thực hiện hai dự án cầu Cần Giờ và Thủ Thiêm 4 theo hợp đồng BT – một dạng thức đang được tái khởi động lại theo Luật số 57/2024/QH15.
Thủ tướng: Dù dày vốn, doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa sử dụng hiệu quả
Với tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.
Xuất khẩu cá tra Việt có thêm cơ hội
Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tiếp cận thị trường dễ hơn, giảm thiếu chi phí và thủ tục trong thời gian tới.
Châu Âu đề xuất giảm yêu cầu bền vững, doanh nghiệp Việt dễ thở hơn?
Khi phạm vi điều chỉnh của các quy định liên quan đến phát triển bền vững thu hẹp lại, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chịu tác động cũng ít đi.
'Xe điện VinFast có thể bán tốt tại New Zealand'
“Chỉ cần đổi từ tay lái thuận sang tay lái nghịch, xe điện VinFast hoàn toàn có thể bán tốt tại New Zealand”, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon nhận định sau khi trải nghiệm các dòng xe điện VinFast tại trụ sở Vingroup ở Hà Nội sáng 27/2.
Phủ sóng kinh tế đêm tại Việt Nam vướng rào cản gì?
Gần 5 năm kể từ khi “Đề án phát triển kinh tế ban đêm” được ban hành, Việt Nam vẫn chưa thể mở đường bứt phá cho ngành kinh tế vốn được xem là “mỏ vàng” được cả thế giới chạy đua khai thác. Những đốm sáng le lói từ các địa phương và doanh nghiệp tiên phong chưa thể tạo nên “bầu trời đêm” rực rỡ cho du lịch Việt.
Bất động sản phía Tây Thủ đô: Ngòi nổ kích hoạt từ các dự án tỷ đô
Hơn một thập kỷ trở lại đây, khu vực phía Tây luôn là điểm nóng của thị trường bất động sản với cú bứt tốc ngoạn mục cùng tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất Thủ đô. Nơi đây được dự đoán sẽ tiếp tục “soán ngôi” trong cuộc đua phát triển nhà ở bởi nhiều giá trị bền vững khó có thể thay thế.
Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%
Cục Hàng không yêu cầu các hãng tiếp tục mở rộng bay quốc tế, phát triển đội tàu bay nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao, góp phần vào tăng trưởng.
Ưu tiên của các giám đốc tài chính trong năm 2025
Các giám đốc tài chính ở Đông Nam Á đang đặt mục tiêu cải thiện doanh thu để đảm bảo sức chống chịu và duy trì tăng trưởng qua các chu kỳ kinh tế.
Rộng đường pháp lý, Trungnam Group quay lại cuộc chơi BT
Trungnam Group đề xuất thực hiện hai dự án cầu Cần Giờ và Thủ Thiêm 4 theo hợp đồng BT – một dạng thức đang được tái khởi động lại theo Luật số 57/2024/QH15.