Bất động sản
'Thị trường bất động sản căng thẳng nhưng không nên quá bi quan'
Mặc dù vấn đề tăng lãi suất và thắt chặt tín dụng đang gây ra những khó khăn rất lớn đối với thị trường nhà ở trong ngắn hạn và trung hạn, song các chuyên gia từ JLL Việt Nam cho rằng, không nên quá bi quan về thị trường.

Theo bà Trang Lê, Giám đốc tư vấn và nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam, bối cảnh chung của nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu đáng ngại đối với thị trường bất động sản. Nguồn cung tín dụng bị hạn chế, trái phiếu thắt chặt, lãi suất và tỷ giá tăng cao, tất cả các yếu tố đó đều đang gây gánh nặng rất lớn lên cả nguồn cung và nguồn cầu của thị trường bất động sản.
Về phía nguồn cung, bà Trang cho rằng, các chủ đầu tư đang gặp khó khăn rất lớn. Nhiều dấu hiệu cho thấy xu hướng nguồn cung sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Theo Báo cáo Thị trường bất động sản quý III/2022 của JLL Việt Nam, tăng trưởng nguồn cung mới trong quý vừa qua đã giảm trong bối cảnh thị trường khó khăn. Nguồn cung mới trong quý III/2022 giảm 19% với 3.505 căn hộ được ghi nhận mở bán chính thức.
Lãi suất tăng cao, chi phí xây dựng leo thang, nguồn cung vốn bị thắt chặt và những rào cản pháp lý chưa được giải quyết là những trở ngại chính cho việc khởi động các dự án mới, bà Trang nhấn mạnh và cho rằng, trong tương lai, nguồn cung mới trong quý IV vẫn chủ yếu đến từ các dự án hiện hữu, thuộc các khu đô thị phức hợp lớn.
Cùng với nguồn cung, nguồn cầu trong quý vẫn không có nhiều sự thay đổi. Trong quý III/2022, lượng giao dịch căn hộ đạt 3.970 căn, tăng nhẹ 2,6% so với quý trước. Các dự án đến từ các khu đô thị quy mô lớn tiếp tục cho thấy sức hấp thụ ròng tốt và tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng trong quý này.
Phân khúc trung cấp vẫn dẫn đầu thị trường với tỷ lệ hấp thụ lớn ở mức 78% trong quý III/2022. Trong khi đó, trong bối cảnh tâm lý đầu tư suy yếu vì lãi suất tăng, bất ổn kinh tế và mức giá chào bán đã ở mức cao, doanh số bán hàng theo quý của thị trường cao cấp vẫn tăng 66,8%, tất cả là nhờ vào chính sách bán hàng hấp dẫn mà các chủ đầu tư đưa ra nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trong quý III, giá bán sơ cấp trung bình của căn hộ tại Hà Nội là 1.902USD/m2, tăng 3,9% so với quý trước. Trong tất cả các phân khúc, căn hộ bình dân có mức tăng giá cao nhất ở mức 8,39% so với quý trước do thiếu hụt nguồn cung sẵn có, trong khi phân khúc trung cấp ghi nhận mức tăng nhẹ 3,6% theo quý.
Ở phân khúc cao cấp, các chủ đầu tư tung ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn để duy trì doanh thu theo quý trong giai đoạn thử thách này. Chính vì vậy, giá bán sơ cấp của phân khúc cao cấp giảm 2,9% so với quý trước.
Theo bà Trang Lê, vấn đề lãi suất tăng và thắt chặt tín dụng sẽ không được tháo gỡ một cách nhanh chóng, những khó khăn đối với thị trường nhà ở nói chung sẽ còn tồn đọng trong ngắn và trung hạn.
Những trở ngại về rào cản pháp lý, tiếp cận nguồn vốn và các biến động của nền kinh tế sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nguồn cung mới. Nguồn cung mới trong quý IV/2022 được dự đoán sẽ giảm xuống thấp hơn so với quý này, với khoảng 2.500 căn.
Đồng thời, nguồn cầu trong thời gian tới có thể suy yếu do người mua đang chờ đợi xem mức lãi suất sẽ ổn định ở mức nào. Vì vậy, trong ngắn hạn, các chủ đầu tư sẽ tiếp tục đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn để thúc đẩy nguồn cầu trên toàn thị trường.
Thị trường sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong ngắn và trung hạn do các biến động về kinh tế vĩ mô và các rào cản pháp lý chưa được tháo gỡ.
Lãi suất tăng khiến doanh nghiệp bất động sản 'khó chồng thêm khó'
Đồng quan điểm, ông Paul Fisher, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cũng cho rằng, thị trường bất động sản đang đối diện khó khăn rất lớn. Dự báo nguồn cầu suy yếu và những trở ngại trong việc huy động vốn từ ngân hàng và các quy định nghiêm ngặt về trái phiếu doanh nghiệp sẽ gây áp lực lên các chủ đầu tư và tính khả thi của dự án.
Tuy nhiên, ông Paul cho rằng, thị trường căng thẳng nhưng không quá bi quan. Nguyên nhân là do nguồn vốn trên thị trường vẫn còn một số kênh khác có thể huy động như dự trữ tiền mặt từ vốn đầu tư tư nhân còn nhiều, cùng với đó là nguồn vốn từ nước ngoài, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm tại Việt Nam hiện vẫn đang sở hữu nguồn vốn rất lớn.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng đang được hưởng lợi từ hoạt động đầu tư công của Chính phủ.
Theo ông Paul, áp lực thị trường sẽ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu nguồn vốn và chủ sở hữu để thích ứng với bối cảnh mới. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ khách hàng, nhà đầu tư hoặc phát hành trái phiếu cho quỹ tín thác tư nhân nước ngoài để huy động vốn.
Thực tế trên thị trường cho thấy, các chủ đầu tư đang hướng đến đối tượng khách hàng thanh toán bằng tiền mặt để huy động vốn cho các dự án tiếp theo, thông qua các chính sách bán hàng hấp dẫn như bảo lãnh lãi suất, thỏa thuận mua lại để có nguồn vốn phát triển dự án trong bối cảnh khó khăn.
Mặt khác, theo chuyên gia từ JLL, thị trường bất động sản gặp khó chủ yếu ở phân khúc cao cấp, siêu sang, còn đối với phân khúc trung cấp và bình dân, nhu cầu ở thực của người dân vẫn còn rất lớn.
Thế khó bủa vây doanh nghiệp bất động sản
Giá bất động sản sơ cấp ở Hà Nội giảm nhẹ
Sau thời gian dài tăng trưởng liên tục, giá mở bán sơ cấp trên thị trường căn hộ và nhà ở gắn liền với đất tại Hà Nội đã quay đầu giảm nhẹ trước áp lực thanh khoản của thị trường.
Tham vọng của Biti's với bất động sản Sapa
Lady Hill Sapa Resort là dự án bất động sản tiếp theo của Biti's, thương hiệu quen thuộc tại Việt Nam với các sản phẩm giày dép.
Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong ngắn hạn
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn do việc kiểm soát dòng vốn đầu tư, ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô và hệ thống pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập.
Bất động sản đối diện nguy cơ cắt lỗ, giảm giá
Mặc dù chưa xuất hiện tình trạng bán tháo, cắt lỗ với mức giá giảm sâu, song theo nhiều chuyên gia, điều này nhiều khả năng sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới khi lãi suất tiếp tục tăng cao gây khó cho các nhà đầu tư bất động sản.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.