Khởi nghiệp
Thị trường giao đồ ăn Hà Nội đón 'kỳ lân' Hàn Quốc
Động thái Bắc tiến được cho là thể hiện tham vọng chinh phục thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng của Baemin.
Cuối tháng trước, Baemin - ứng dụng giao thức ăn hàng đầu tại Hàn Quốc, trực thuộc Woowa Brothers đã chính thức đặt chân tới thị trường Hà Nội.
Trước đó, Baemin có hơn 1 năm thâm nhập và khai phá thị trường giao đồ ăn khu vực phía Nam, cụ thể là TP. HCM. Động thái Bắc tiến được cho là thể hiện tham vọng chinh phục thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng của ứng dụng này.
Hiện Baemin sẽ phải cạnh tranh với những tay chơi lớn, như: GrabFood, Loship, Now hay Go-Food. Trong đó, phần lớn các ứng dụng giao đồ ăn tại Việt Nam được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư nước ngoài, duy nhất Loship là startup nội địa.

Tại Hàn Quốc, Baemin thực sự là một "thế lực", tiền thân là ứng dụng Baedal Minjok, ra mắt vào năm 2010. Sau này, các đơn đặt đồ ăn hàng tháng của ứng dụng đã tăng từ khoảng 5 triệu vào đầu năm 2015 lên hơn 20 triệu vào tháng 7 năm 2018.
Baedal Minjok cũng chứng kiến sự gia tăng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng từ 3 triệu lên 8 triệu trong cùng kỳ. Gần đây nhất, vào ngày 21/12/2018, ứng dụng đã được đầu tư thêm 320 triệu USD từ Hillhouse Capital, Sequoia Capital và GIC nâng giá trị Woowa Brothers lên 2,6 tỷ USD.
Đầu năm 2020, Delivery Hero (Đức) chi 4 tỉ USD mua lại Woowa Brothers của Hàn Quốc. Tương tự các công ty đa quốc giá như Grab, hay Go-Jek, Baemin sở hữu tiềm lực tài chính dồi dào. Cách mà kỳ lân Hàn Quốc tiến vào các thị trường mới là "không ngừng gửi đến các bạn hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn, sáng tạo".
Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm. Thị trường này tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung, nhưng lại thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành của loại hình dịch vụ này khá cao.
Còn theo khảo sát của GCOMM, tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị hiện đang khá cao, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng.
GrabFood hiện dẫn đầu về mức độ hài lòng chung của người dùng, theo sau là Loship, Now.vn. Go-Food là tên tuổi được biết đến nhiều thời gian gần đây, nhưng vẫn còn một khoảng cách khá lớn với các thương hiệu dẫn đầu.
Sân chơi dành cho startup giao đồ ăn bản địa
Làm sao để quản lý 'mỏ vàng' bán hàng xuyên biên giới?
Do tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử nên đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp với hoạt động của thương mại điện tử đặc biệt là thương mại điện tử đối với bán hàng xuyên biên giới.
Nền tảng tiếp cận hàng chục triệu hộ tiêu dùng
Năm 2019, Masan đã quyết định thay đổi cách kinh doanh truyền thống để bước ra ngoài tiếp cận trực tiếp với người đi chợ mỗi ngày đó là phát triển một nền tảng kinh doanh bán lẻ mới - Blue dựa trên công nghệ blockchain - akaChain.
Chạy đua giao hàng trên thị trường 7 tỷ USD
Không chỉ "chạy đua" gia tăng sự hiện diện thông qua các cửa hàng, các chuỗi bán lẻ đồ cho mẹ và bé hiện còn cạnh tranh tốc độ và chính sách giao hàng, nhất là trong bối cảnh thói quen mua hàng online đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ
Thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.