Thống đốc NHNN nói về điều hành lãi suất và tín dụng

Trần Anh Thứ năm, 01/06/2023 - 14:00

Điều hành lãi suất cần được thực hiện trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô về đảm bảo đại cục về kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Sáng 1/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Cuối phiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu ra.

Về điều hành lãi suất và tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tình hình có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn thách thức, các nhiệm vụ khó có thể đạt được cùng lúc. Ngân hàng Nhà nước đã kiên trì giữ đại cục, ổn định kinh tế vĩ mô tiền tệ, theo dõi sát diễn biến, tình hình để quyết định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời điểm để ứng phó linh hoạt.

Với điều hành lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn từ trước tới nay. Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước cũng rất mong muốn, quan tâm nội dung này. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần được thực hiện trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô về đảm bảo đại cục về kinh tế vĩ mô ổn định, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Năm 2022, có 2 lý do khiến chúng ta phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn, đó là lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh, trong nước lạm phát vẫn ở mức cao hơn so với năm 2021. Bên cạnh đó, áp lực mất giá của đồng Việt Nam là lớn khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ và đồng đô la tăng giá mạnh.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, cần có giải pháp linh hoạt, đồng bộ để giải quyết những khó khăn này, tránh mất giá đồng tiền, khiến chi phí đầu vào tăng cao, lạm phát tăng cao. Khi ổn định được tỷ giá trở lại, với điều kiện lạm phát tăng chậm lại, trong những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã rất quyết liệt, điều chỉnh 3 lần mức điều hành lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm 0,9% bình quân so với năm 2021.

Với việc điều hành tín dụng, tháng 10 năm ngoái đã diễn ra sự kiện rút tiền hàng loạt ở SCB, gây nguy cơ tác động lan truyền tới hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo chi trả cho người dân. Vì vậy, không thể điều chỉnh room tín dụng vào thời điểm đó, sau khi thanh khoản ổn định trở lại thì Ngân hàng Nhà nước mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.

Với những biến động của các ngân hàng Mỹ trong thời gian vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, ưu tiên đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ là lựa chọn đúng đắn. 

Những giải pháp, liều lượng và thời điểm của chính sách đã được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc kỹ lưỡng để tập trung hướng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Ngân hàng tiết lộ biến động lợi nhuận khi lãi suất tăng, giảm

Ngân hàng tiết lộ biến động lợi nhuận khi lãi suất tăng, giảm

Tài chính -  1 năm
Phân tích độ nhạy với lãi suất một ngân hàng cho thấy mặt bằng lãi suất tăng thêm 3% có thể làm tăng lợi nhuận trước thuế hơn 1.800 tỷ đồng (tương đương 8,5% lợi nhuận năm 2022)
Ngân hàng tiết lộ biến động lợi nhuận khi lãi suất tăng, giảm

Ngân hàng tiết lộ biến động lợi nhuận khi lãi suất tăng, giảm

Tài chính -  1 năm
Phân tích độ nhạy với lãi suất một ngân hàng cho thấy mặt bằng lãi suất tăng thêm 3% có thể làm tăng lợi nhuận trước thuế hơn 1.800 tỷ đồng (tương đương 8,5% lợi nhuận năm 2022)
Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  4 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  5 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  6 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  10 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  10 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.