Tiêu điểm
Thống nhất phân loại 4 cấp độ ‘thích ứng an toàn’ với Covid-19 trên toàn quốc
Bỏ áp dụng Chỉ thị 19, 15, 16, Chính phủ phân loại 4 cấp độ 'thích ứng an toàn' với Covid-19 căn cứ vào tiêu chí số ca nhiễm cộng đồng, tỷ lệ tiêm vaccine, năng lực y tế.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Theo đó, mục tiêu nhằm hạn chế thấp nhất ca nhiễm, ca chuyển nặng, tử vong do Covid-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.
Nghị quyết nêu rõ không để xảy ra tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội.
Đồng thời, các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vaccine, theo phương châm "cách ly, xét nghiệm là then chốt, vaccine, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết".
Theo Nghị quyết, có bốn cấp độ dịch bệnh, gồm cấp 1 – màu xanh (nguy cơ thấp - bình thường mới); cấp 2 – màu vàng (nguy cơ trung bình); cấp 3 – màu cam (nguy cơ cao); cấp 4 – màu đỏ (nguy cơ rất cao).
Về phạm vi, cấp độ dịch được đánh giá từ quy mô cấp xã. Tuy nhiên, Chính phủ cũng khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
Ba tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: tỷ lệ ca nhiễm mới tại cộng đống/số dân/thời gian; độ bao phủ vaccine (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi một, tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến. Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ.
Ở cấp 1, các sự kiện trong nhà và ngoài trời không hạn chế số người. Các lĩnh vực đều được phép hoạt động.
Ở cấp 2, hạn chế các sự kiện tập trung đông người trong nhà, ngoài trời hoặc tổ chức có điều kiện. Các điều kiện cụ thể về chuyên môn, xét nghiệm do Bộ Y tế hướng dẫn. Địa phương căn cứ vào thực tiễn để quy định số người tham gia.
Vận tải hành khách công cộng được hoạt động, theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp... phải ngừng hoặc hạn chế. Địa phương sẽ quyết định các dịch vụ nguy cơ khác được hoạt động hay không. UBND cấp tỉnh quy định điều kiện hoạt động của những người bán hàng rong, vé số dạo...
Các hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp vẫn được tổ chức theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ quy định về thời gian, số lượng học sinh...
UBND cấp tỉnh quyết định số người tham gia hoạt động tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự. Bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, địa điểm biểu diễn văn hóa, thể dục, thể thao hạn chế hoạt động; giảm công suất, số người tham dự.
Ở cấp 3, một số hoạt động được phép gồm lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh; cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống.
Các hoạt động khác đều phải dừng hoặc hạn chế như hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời; vận tải hành khách công cộng; bán hàng rong, vé số dạo… Cơ quan, công sở giảm số người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến.
Theo đó, người dân ở 3 cấp độ trên cần tuân thủ 5K, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để đăng ký tiêm chủng, khai báo y tế, khám chữa bệnh; không hạn chế đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau.
Ở cấp 4, lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh; cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng là hai hoạt động được phép và không bị hạn chế.
Trong khi đó, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường; karaoke, mát xa, bar, làm tóc, làm đẹp… ; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo; các cở sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; bảo tàng, rạp chiếu phim, biểu diễn văn hóa, thể dục, thể thao… đều không được hoạt động.
Còn các lĩnh vực khác đều phải ngừng hoặc hạn chế như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối... Trong trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quy định số lượng người mua, bán trong cùng thời điểm.
Các tỉnh, thành quy định điều kiện để nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống được hoạt động, bao gồm hạn chế số lượng người mua, bán cùng một thời điểm.
Bên cạnh tuân thủ 5K và sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để đăng ký tiêm chủng, khai báo y tế, khám chữa bệnh, người dân ở cấp 4 bị hạn chế di chuyển giữa các địa bàn có cấp độ dịch bệnh khác nhau.
Quy định trên được áp dụng thống nhất toàn quốc. Các địa phương có thể bổ sung thêm biện pháp, nhưng không trái với quy định của Trung ương; không gây ắc tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh và đi lại, sinh hoạt của người dân.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định biện pháp phong tỏa trên địa bàn nhanh nhất, phạm vi hẹp nhất. Nghị quyết cũng nêu rõ, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, Chị thị 16 và Chỉ thị 19 của Chính phủ ban hành trước đó. Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố hơn các biện pháp tại quy định này thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế, thích ứng an toàn dịch bệnh
Thay đổi chiến lược tuyển dụng thế nào để thích ứng bối cảnh mới?
Để thích ứng với những thay đổi trong điều kiện làm việc dưới tác động của Covid-19, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần ưu tiên sự linh hoạt, từ tuyển dụng đến quản lý nhân sự, để có thể giữ chân nhân tài.
Nâng cấp lực lượng lao động để thích ứng với nền kinh tế số
Dự án "Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo – hệ sinh thái khởi nghiệp” do USAID tài trợ sẽ được thực hiện trong hai năm với mục tiêu hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tiếp tục thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế liên tục.
Giải pháp thích ứng an toàn, kiểm soát dịch Covid-19 trong bối cảnh mới
Nếu như trước đây, Chính phủ đặt trọng tâm vào việc giảm ca mắc thì trong giai đoạn tới, việc ưu tiên cho bài toán phục hồi và phát triển kinh tế xã hội đang đòi hỏi các giải pháp phù hợp cho sát với những ưu tiên này.
Thích ứng với cơ chế làm việc mới sau giãn cách xã hội
Sau thời gian dài dịch bệnh và giãn cách xã hội, người lao động hiện nay đã dần thích ứng và quen với cơ chế làm việc tại nhà hoặc đến văn phòng theo sự chia ca của công ty.
Đề xuất định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa
Định mức tiêu hao năng lượng ngành nhựa được đề xuất xây dựng theo từng danh mục sản phẩm và giảm dần qua từng thời kỳ.
Swing for the Kids 2024: Giải golf từ thiện vì trẻ em Việt Nam
Giải golf từ thiện thường niên và quỹ học bổng "Vì trẻ em Việt Nam" một lần nữa khẳng định được uy tín và sự đồng hành của các nhà tài trợ.
Đưa người Việt thoát khỏi 'top lùn' thế giới
Theo các chuyên gia, để cải thiện thể chất người Việt, việc luật hóa/chính sách hóa các vấn đề liên quan tới dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Trong đó, Chính phủ có thể bắt đầu từ “luật dinh dưỡng học đường”.
Giá điện vẽ lại 'đường cong' hài hòa lợi ích
EVN tiếp tục lỗ lớn bất chấp giá điện đi theo lộ trình "tính đúng, tính đủ" nhằm cắt lỗ, thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển bền vững.
VinFast trở thành hãng xe bán chạy nhất Việt Nam
VinFast đã bàn giao hơn 9.300 xe cho khách hàng trong tháng 9, cao gần gấp rưỡi so với hãng xe xếp thứ hai và vươn lên vị trí số 1 tại Việt Nam.
VinFast cùng Caron mở chuỗi xưởng dịch vụ xe điện trên toàn quốc
Dự kiến ngay trong tháng 10, VinFast hợp tác với Caron sẽ có 10 xưởng được đưa vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, đối tác của VinFast trên toàn quốc.
Lấp khoảng trống của thị trường nội y
Trong khi các thương hiệu nội y quốc tế chiếm lĩnh phân khúc cao cấp tại các thành phố lớn, Hakimi khai thác mảng nội y gia đình với tham vọng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng ở phân khúc phổ thông.