Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Làn sóng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ trở thành làn sóng đầu tư chất lượng cao, tạo việc làm đàng hoàng và cộng sinh tốt với khu vực nội.
Từ năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài chính thức được Quốc hội thông qua, đánh dấu bước khởi đầu cho hoạt động thu hút vốn FDI song hành cùng công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, điều này là minh chứng cho thấy ngay từ những bước đi đầu tiên, Việt Nam đã hết sức coi trọng nguồn vốn FDI khi ban hành khuôn khổ pháp luật cho khu vực này sớm hơn hẳn 3 năm so với Luật doanh nghiệp tư nhân, tức là khuôn khổ pháp luật cho doanh nghiệp trong nước.
Trong suốt hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế, khu vực FDI đã trở thành thành phần kinh tế vô cùng quan trọng, là lực lượng dẫn dắt cho công nghiệp hóa, thúc đẩy thị trường xuất khẩu, đưa hàng hóa Made in Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khoảng 400 tỷ USD tổng vốn đầu tư, đóng góp hơn 50% sản xuất cồng nghiệp, hơn 70% sản lượng xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng triệu lao động là những con số thể hiện rõ ràng vai trò của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế cho chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, theo ông Lộc, khu vực doanh nghiệp FDI cũng đang thể hiện ra những yếu điểm trái ngược với sự kỳ vọng của đất nước. Cụ thể, các dự án đầu tư FDI hiện nay vẫn chủ yếu coi Việt Nam là một công trường cho gia công với lao động rẻ và tài nguyên dồi dào, vật tư đầu vào chủ yếu đều phải nhập khẩu, không tạo ra giá trị gia tăng cao.
Mặt khác, doanh nghiệp nước ngoài cũng chưa có liên kết chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước, khiến hoạt động chuyển giao công nghệ chưa đạt được như mong muốn. Vài năm trở lại đây, báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do VCCI thực hiện cũng chỉ ra thực trạng các doanh nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vệ tinh đang dịch chuyển vào Việt Nam, có thể gây ra rủi ro làm cản trở doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực FDI.
Cá biệt, một số doanh nghiệp FDI tận dụng ưu đãi, ít đóng góp vào nền kinh tế nhưng lại tàn phá môi trường một cách nặng nề, thậm chí kinh doanh một cách chộp giật, gian lận, vi phạm quy định, pháp luật của Nhà nước.
Định hướng cho kỷ nguyên mới
Nhìn nhận những hạn chế trong khu vực FDI, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết, các vấn đề trên đã được nhận diện và các bộ, ban, ngành, Chính phủ đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt để khắc phục các vấn đề này.
Cụ thể, Phó thủ tướng nhấn mạnh quan điểm của Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc thu hút vốn FDI phải có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chính, từ đó đưa ra một số các giải pháp.
Thứ nhất, quyết tâm duy trì ổn định vĩ mô, ổn định tình hình chính trị xã hội. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh tình hình quốc tế đang diễn ra một cách đầy biến động, khó lường, với đại dịch Covid-19, sự cạnh tranh bá quyền của các nước lớn cũng như biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác.
Thứ hai, tập trung cải thiện thể chế, chính sách của pháp luật nhằm tăng cường tính minh bạch, lành mạnh cũng như an toàn và hiệu quả. Mặt khác, vai trò quản trị và quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng cần được nâng cao để thực hiện hiệu quả chủ trương thu hút FDI.
Mặt khác, tạo cơ chế khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp FDI trong các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghiệp hỗ trợ. Đây là chiến lược giúp doanh nghiệp nội tiếp cận với thị trường, công nghệ, từ đó từng bước làm chủ công nghệ, phát triển sản phẩm quốc gia.
Tạo cơ chế kết nối các hoạt động xúc tiến đầu tư với thương mại, du lịch để nâng cao hiệu quả xúc tiến, đồng thời hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp về thu hút đầu tư giữa các cơ quan trung ương và địa phương.
Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng thông minh, hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Phó thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ khuyến khích đầu tư vào giáo dục và khoa học công nghệ bởi con người, công nghệ sẽ là động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn tới.
Cuối cùng, các địa phương cần hỗ trợ hiệu quả, kịp thời cho các nhà đầu tư để triển khai dự án nhanh, hiệu quả nhất. Môi trường kinh doanh, thủ tục cải cách cần tiếp tục được cải thiện, góp phần nâng cao tiềm tin của nhà đầu tư cũng như tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực FDI.
Đồng tình với quan điểm của Chính phủ về thu hút FDI trong giai đoạn tới, Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh vào 2 yếu tố quan trọng, bao gồm phát triển công nghiệp phụ trợ và cơ sở hạ tầng
Về công nghiệp phụ trợ, TS. Lộc nhận xét, việc giúp doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia làm ăn, hợp tác với khu vực FDI là cách tốt nhất để tăng cường tính cộng sinh và chuyển giao công nghệ.
“Sự gắn kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI sẽ trở thành một trong những yêu cầu để phát triển bền vững, nâng cao lợi ích doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, ông Lộc cho biết.
Về cơ sở hạ tầng, theo các nhà đầu tư, nhiều địa phương luôn tỏ ra rất hoan nghênh các dự án đầu tư, tuy nhiên thực tế sự chuẩn bị lại không được như sự hoan nghênh đó. Cụ thể, các địa phương khi nhắc tới chuẩn bị cơ sở hạ tầng thường chỉ chuẩn bị đất đai, nhà xưởng, trong khi nhà đầu tư cần một hệ sinh thái khu công nghiệp hoàn chỉnh giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Mặt khác, nhân lực cũng là yếu tố quan trọng mà địa phương cần phải chuẩn bị khi thu hút FDI, đặc biệt là nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu của những dự án chất lượng cao.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.