Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đối với những người về hưu, lương hưu được xem là một khoản hỗ trợ tài chính quan trọng mà nhờ đó họ có thể thoải mái nghỉ ngơi sau nhiều năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, với những biến động trong giá cả tiêu dùng hiện nay, nguồn thu nhập từ lương hưu dường như không còn là bệ đỡ vững chắc cho số đông người lao động.
Nhấp nhẹ ngụm cà phê sáng, bác Nam (65 tuổi, Hà Nội) rầu rĩ đặt tờ báo xuống bàn, trang bìa sáng nay tô đậm dòng tiêu đề: "chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2019 tiếp tục tăng".
Vậy là năm thứ 3 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng tăng kéo theo chi phí sinh hoạt tại không chỉ Hà Nội và TP.HCM mà còn nhiều thành phố khác tăng theo nhanh chóng. Với những người trẻ, bài toán chi tiêu vốn đã hóc búa thì với những người đã về hưu và nhận lương hưu như bác Nam, mọi thứ còn khó khăn hơn nhiều.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức lương hưu trung bình của người Việt tính đến năm 2018 là khoảng 3 triệu/tháng. Có thể thấy vấn đề lương hưu và chi phí sinh hoạt dường như đang gây ra những tác động không nhỏ đến bộ phận người lao động đã hoặc chuẩn bị về hưu.
Sự phát triển của xã hội kéo theo mức chi phí sống tăng lên, việc phụ thuộc vào một nguồn thu nhập là lương hưu có thể khiến những người ở độ tuổi này không kịp xoay xở nếu có vấn đề gì phát sinh như ốm đau hay thăm hỏi người thân.
Đang làm cho một công ty IT và sống trong một gia đình gồm ba thế hệ, anh Toàn (52 tuổi, TP.HCM) không tránh khỏi những lo lắng cho tương lai.
Anh chia sẻ, “Bản thân tôi hiện đang sống cùng vợ con và cha mẹ, đôi khi cũng lo lắng cho hai ông bà vì mặc dù có lương hưu hằng tháng đấy, nhưng mỗi người chỉ được tầm 2,5 triệu/tháng, lỡ đau ốm tuổi này thì tiền hưu chẳng thấm vào đâu so với viện phí. Tôi đang định bụng mua cho hai ông bà cái bảo hiểm sức khỏe để dành cho chắc ăn”.
Còn bác Nam thì cho biết hai vợ chồng bác về hưu đã được gần 5 năm, bản thân là công chức nhà nước nên hai bác chỉ có nguồn lương hưu từ bảo hiểm xã hội. Nếu có các khoản phát sinh thì phải trông nhờ con cái, đặc biệt mỗi khi ốm đau là phải nhờ cậy 2 đứa con ở xa hỗ trợ thêm. Bác Nam bộc bạch “Phải chi ngày xưa dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm thì bây giờ cũng đỡ phần nào cho tụi nhỏ”.
Trường hợp như gia đình anh Toàn, bác Nam dường như không phải là hiếm gặp khi mà bảo hiểm xã hội hay các quỹ hưu trí không còn là chỗ dựa vững chắc cho người lao động khi về già.
Trước thực tế đó, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo người lao động nên có kế hoạch tài chính đa dạng nhằm giảm sự phụ thuộc vào một nguồn lương hưu khi đã lớn tuổi. Hiện nay, các ngân hàng, công ty bảo hiểm đang cung cấp không ít các sản phẩm, dịch vụ tài chính hưu trí dành cho các khách hàng có nhu cầu.
Quay lại câu chuyện gia đình anh Toàn, cuối tháng 7 vừa rồi anh quyết định ghé qua ngân hàng để làm sổ tiết kiệm cho cả hai vợ chồng, theo anh, kinh nghiệm từ gia đình đã thôi thúc anh phải tự đầu tư “lương hưu” cho riêng mình, hơn nữa cũng không muốn trở thành gánh nặng của con cái trong tương lai.
Anh cho biết hiện các ngân hàng cũng đang rất khuyến khích người lớn tuổi tham gia gửi tiết kiệm nhằm hỗ trợ chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Như ngân hàng anh đang làm sổ tiết kiệm là VPBank, đang có chương trình ưu đãi “Tuổi Vàng” dành cho khách hàng trên 50 tuổi.
Theo đó, khách hàng ở độ tuổi này chỉ cần gửi tiết kiệm từ 200 triệu trở lên với kì hạn trên 12 tháng là sẽ được tặng thêm ưu đãi lãi suất từ VPBank với mức lãi suất có thể lên đến hơn 8%/năm.
Ngân hàng này còn khuyến khích người gửi tiết kiệm bảo vệ sức khỏe bản thân bằng ưu đãi hoàn tiền 5% (đến 500.000 đồng) khi mua bảo hiểm sức khỏe và hoàn 10% (lên đến 1 triệu đồng) khi mua bảo hiểm nhân thọ.
Đại diện VPBank cho biết, “Tài chính – sức khoẻ chính là hai mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi bước qua tuổi 50. Ở độ tuổi này, chúng tôi mong muốn khách hàng của mình có thể tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, an vui bên gia đình.
Vì vậy, chương trình ưu đãi tiết kiệm “Tuổi Vàng” ra mắt nhằm tạo điều kiện để người lao động vừa có thể chuẩn bị nguồn tài chính riêng cho mình vừa trang bị các gói bảo hiểm sức khỏe để không phải phụ thuộc vào gia đình, con cái khi đã về hưu.”
Nhìn chung, để chủ động được các kế hoạch tài chính khi về hưu, người lao động nên chọn cho mình một hoặc vài giải pháp tài chính phù hợp để không bị phụ thuộc trong những trường hợp khẩn cấp. Kế hoạch nghỉ hưu càng chi tiết và rõ ràng, người lao động càng có nhiều cơ hội để có thể tận hưởng cuộc sống an nhàn, thảnh thơi, vui vầy bên gia đình sau này.
Mức lãi suất tiết kiệm của VPBank cũng là một trong những mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn nhất trên thị trường ngân hàng hiện nay, với lãi suất tiết kiệm thường cao nhất lên tới 8%/năm. Đặc biệt, với gói Phát lộc Thịnh vượng, mức lãi suất cao nhất lên tới 8,4%/năm.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.