Vai trò của mạng xã hội trong cuộc chiến chống Covid-19
Những ngày gần đây, chính quyền các cấp liên tục ghi nhận và xử lí các thông tin giả trên mạng xã hội liên quan đến tình hình dịch Covid-19.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu “tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó” ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tại của dịch bệnh Covid-19, tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng phải tập trung cao độ cho phòng chống dịch.
Trước hết, TP. Hà Nội cùng cơ quan chức năng cần chớp thời gian, rà soát khoanh vùng những đối tượng nguy cơ lây nhiễm ở ổ dịch Công ty Trường Sinh, Bệnh viện Bạch Mai.
“Tinh thần là thần tốc và cương quyết, dồn mọi nguồn lực dập bằng được ổ dịch này”, Thủ tướng nhấn mạnh. Ngành công an phối hợp với ngành y tế làm rõ nhân thân, các mối quan hệ của nhân viên Công ty Trường Sinh để tìm hết các cá nhân liên quan dễ bị lây nhiễm.
Nhận định thực trạng đường phố và trên bãi biển vẫn đông người và trong một số điểm vẫn chưa thực hiện nghiêm về số người tụ tập, Thủ tướng nhận định, “đây thực sự là nguy cơ lây nhiễm cao. Cách ly xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng”.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu “tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó” ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.
Các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà và xử lý công việc qua công nghệ thông tin trừ trường hợp đặc biệt phải đến cơ quan, ví dụ như xử lý tài liệu mật, bộ phận trực sẵn sàng chiến đấu, trực cơ quan đầu não, bộ phận sản xuất dịch vụ thiết yếu, sản xuất công cụ cần thiết cho nền kinh tế…
Người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm nếu để cơ quan có nhiều người lây nhiễm do không nắm vững các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Thủ tướng nêu rõ, cơ bản dừng vận chuyển công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Đồng thời, yêu cầu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo việc tách riêng khu cách ly cũ và mới để tránh lây nhiễm chéo giữa người cũ và người mới vào khu cách ly.
Đối với các bệnh viện trong toàn hệ thống, Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để tránh trường hợp một cá nhân nhiễm Covid-19 đi khám mà ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.
Đối với người thu nhập quá thấp, Thủ tướng thông tin, Chính phủ sẽ bàn vấn đề này vào ngày 1/4 trên tinh thần là ngân sách trung ương và địa phương cố gắng hỗ trợ.
Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được yêu cầu không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19.
Ngoài ra, Thủ tướng cho phép Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận điều trị bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong vì không được cấp cứu, đề nghị Bệnh viện phải tổ chức thực hiện chặt chẽ trên cơ sở bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và cho bệnh nhân.
Xác định nguồn lây nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai
Cùng ngày, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, tại Bệnh viện Bạch Mai, kết quả bước đầu cho thấy, dịch bệnh này lây chủ yếu từ người lao động của Công ty Trường Sinh chuyên cung cấp thực phẩm, dịch vụ hậu cần cho bệnh viện, chứ không phải lây lan từ nhân viên y tế.
"Nên có thể gọi đây là ổ dịch Trường Sinh", theo ông Sơn.
Hiện tất cả các bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang được điều trị bình thường.
Tuy nhiên, nếu Bệnh viện Bạch Mai bị phong toả dài ngày thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên sẽ mất cơ hội được cứu sống. Do đó, bệnh viện không thể không tiếp nhận cấp cứu, điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tính mạng.
Vì vậy, khái niệm cách ly toàn bộ “nội bất xuất, ngoại bất nhập” đang áp dụng đối với Bệnh viện Bạch Mai cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
Ông Sơn cho biết, đối với một số bệnh nhân không nguy kịch đến tính mạng có thể chuyển sang một số cơ sở y tế tuyến trung ương như Bệnh viện Việt Đức hoặc của Hà Nội như Thanh Nhàn, Saint Paul và một số bệnh viện quân đội.
Đối với các y bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia trong Ban chỉ đạo cũng cho rằng, không thể cách ly bác sĩ làm việc trong Bạch Mai liên tục 14 ngày như cơ sở điều trị khác.
"Vì vậy, cần bố trí khu cách ly riêng, như một số cơ sở lưu trú, khách sản cho các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai nghỉ ngơi và phương tiện đưa đón riêng, đảm bảo an toàn để họ luân phiên tham gia điều trị bệnh nhân", theo các chuyên gia.
GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đến thời điểm này, Bạch Mai đã sang ngày thứ 2 thực hiện cách ly toàn bộ bệnh viện, theo chủ trương “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Bạch Mai là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất nước, quy mô 1.900 giường bệnh.
Đến chiều ngày 30/3, Việt Nam ghi nhận 203 bệnh nhân Covid-19, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 85 ca.
Bệnh viện Bạch Mai có 33 ca dương tính, gồm các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhưng đông nhất là người của công ty Trường Sinh.
Những ngày gần đây, chính quyền các cấp liên tục ghi nhận và xử lí các thông tin giả trên mạng xã hội liên quan đến tình hình dịch Covid-19.
Theo quy định mới được Chính phủ ban hành, chế độ phụ cấp chống dịch Covid-19 đối với người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch là 300.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
Công ty PNJ đã ủng hộ số tiền 3 tỷ đồng để phòng chống dịch Covid - 19 và ứng phó với hạn mặn ở các tỉnh ở miền Tây.
Nhắc lại câu “hiểu ta, hiểu địch, trăm trận trăm thắng”, Thủ tướng cho rằng, lần này, dịch đến từ nhiều nguồn, nhiều hướng, mức độ phức tạp hơn, cần triển khai cùng lúc nhiều mặt trận; phải theo dõi, sàng lọc 40.000 người vào ra Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua, xử lý bệnh nhân 178 (khai báo vòng vo, thiếu trung thực) để răn đe giáo dục.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.