Vận tải biển khởi sắc
Năm 2017, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 130,9 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2016.
Các công ty vận tải hàng hóa bằng đường biển đang phải đối phó với một năm đầy thách thức - diện tích của số tàu lớn của họ nhiều hơn khối lượng hàng hóa cần vận chuyển.
Corrine Png, Tổng giám đốc của công ty nghiên cứu Crucial Perspective, ước tính năng lực vận chuyển hàng hóa của các tàu chuyên chở container sẽ tăng 5,9% trong năm nay, lần đầu tiên vượt xa nhu cầu kể từ năm 2015.
Đó là bởi vì hơn 40 tàu container siêu lớn được đặt hàng ít nhất từ hai năm trước đã sẵn sàng để hoạt động và cung cấp dịch vụ, gây ra sự dư thừa tàu chở container.
Với việc một số không gian chở hàng dự kiến sẽ bị trống, các hãng vận chuyển có thể bị buộc phải tính phí thấp hơn cho các dịch vụ vận chuyển của mình, ngay cả khi họ đã phải gắng sức để vượt qua những khoản lỗ ngày càng gia tăng từ sau cuộc suy thoái ngành công nghiệp này vào hồi năm ngoái sau sự sụp đổ của 'đế chế' Hanjin Shipping.
Hơn 90% sản lượng thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển. Năm biểu đồ dưới đây cho thấy những gì đang xảy ra đối với các công ty vận chuyển:
1. Nhiều không gian hơn để vận chuyển hàng
Sau khi nhiều tàu lớn được bàn giao và đưa vào khai thác trong năm 2018, năng lực vận chuyển hàng hóa được dự kiến sẽ tăng mạnh nhất trong vòng ba năm.
2. Thậm chí số tàu sẽ tiếp tục tăng
Một số tuyến container có thể lợi dụng giá đóng tàu hiện ở mức thấp để đặt hàng thêm, ông Png nói. Theo đó, phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có xu hướng giảm khi gia tăng số tàu biển.
3. Người mua châu Á và châu Âu chi tiêu nhiều nhất
Các công ty cần phải huy động 144 tỷ USD để vận chuyển tất cả số tàu trong năm nay. Trong số đó, 73% sẽ đến từ những người mua ở châu Á và châu Âu.
4. Nhu cầu đối với các tàu lớn sẽ gia tăng
Số tàu container lớn được ước tính lên tới 98 đơn đặt hàng trong năm nay trên tổng số các loại tàu và con số này sẽ tăng lên 120 chiếc vào năm tới. Tổng số lượng các đơn đặt hàng được dự kiến sẽ tăng 54% lên 662 trong năm nay và 820 vào năm tới, theo Park Moo-hyun, một nhà phân tích của Hana Financial Investment Co. ở Seoul.
5. Tàu chở dầu thô và hàng khô chiếm phần lớn
Hơn 60% tổng lượng hàng được giao trong năm nay là dầu thô và hàng khô, trong khi các tàu chở container chiếm 19%. Ông Park nhận định nhu cầu về các tàu chở container lớn sẽ tiếp tục gia tăng.
Năm 2017, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 130,9 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2016.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.