Tiêu điểm
Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược
Sau những khó khăn vào năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ, đánh dấu bước đột phá mới sau khi nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.
Một năm đã trôi qua kể từ khi quan hệ Việt Nam và Mỹ được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, đánh dấu cột mốc quan trọng trên hành trình hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025.
Nhìn lại chặng đường hơn 200 năm giao thoa giữa Việt Nam và Mỹ, hai nước đã trải qua nhiều thăng trầm, từ những đối thủ trên chiến trường đến việc trở thành bạn bè và đối tác quan trọng.
Năm 2013, Việt Nam và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, và sau một thập kỷ, vào năm 2023, mối quan hệ này tiếp tục được nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Tại sự kiện kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ Việt Nam và Mỹ đầu tuần này tại New York, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gọi đây là một quá trình hiếm có và là hình mẫu trong quan hệ quốc tế, thể hiện sự hàn gắn sâu sắc sau chiến tranh.
Thương mại Việt Nam và Mỹ bùng nổ qua các cột mốc
Một trong những thành tựu nổi bật nhất của quan hệ Việt Nam và Mỹ chính là sự 'bùng nổ' trong hợp tác thương mại.
Từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 đến năm 2000, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi, đạt 1,09 tỷ USD.
Cột mốc đột phá đến vào năm 2001 khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) có hiệu lực, giúp thương mại hai nước tăng trưởng trung bình 18% mỗi năm cho đến năm 2022.
Dù năm 2023 ghi nhận mức giảm 11% do khó khăn về nguồn cung và nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu, Mỹ vẫn chiếm 27,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, đến năm 2024, kim ngạch thương mại hai nước phục hồi nhanh chóng và đã lấy lại đà tăng trưởng. Trong tám tháng đầu năm nay, con số này tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,2% so với mức đỉnh năm 2022, theo số liệu Tổng cục Hải quan.
Mỹ không chỉ là đối tác quan trọng mà còn trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ năm 2002 và vị trí đó vẫn được duy trì cho đến nay.
Từ một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ khiêm tốn, đến năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất ASEAN vào Mỹ, chiếm 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN.
Trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 7 của Mỹ.
Trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ, máy móc, thiết bị và phụ tùng là nhóm hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất với 38% bình quân mỗi năm trong 10 năm qua.
Các mặt hàng như điện thoại, linh kiện điện tử và đồ chơi thể thao cũng ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội trên 30% mỗi năm.
Những mặt hàng như giày dép, gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng trưởng ổn định từ 10-30%. Tuy nhiên, một số mặt hàng như dệt may và thủy sản có mức tăng trưởng thấp hơn, lần lượt chỉ đạt 6% và 2% mỗi năm.
Ngược lại, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 35 của hàng hóa Mỹ.
Trong số các hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam, nhóm hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất là phương tiện vận tải và phụ tùng, tăng trung bình 97% mỗi năm trong 10 năm qua.
Các mặt hàng như phế liệu sắt thép, linh kiện điện tử và hóa chất đều có mức tăng trưởng trên 20% mỗi năm, phản ánh sự phát triển đa dạng và phong phú trong cơ cấu thương mại song phương.
Với những nền tảng vững chắc và tiềm năng hợp tác sâu rộng, mối quan hệ Việt - Mỹ đang đứng trước những cơ hội mới, hứa hẹn một tương lai thịnh vượng và hợp tác toàn diện hơn.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thương mại, sự hợp tác song phương sẽ còn tiếp tục mở rộng ra các lĩnh vực khác, từ khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo đến giáo dục và phát triển bền vững, tạo ra những cơ hội vượt trội cho cả hai quốc gia trong bối cảnh thế giới đang thay đổi từng ngày.
Hàng loạt tập đoàn Mỹ cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam
Hợp tác công nghệ cao tạo đột phá chiến lược trong quan hệ Việt - Mỹ
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị hợp tác công nghệ cao như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo trở thành đột phá chiến lược trong quan hệ hai nước Việt - Mỹ.
Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá
Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.
Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt
Mỹ và Việt Nam hướng tới việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm trái cây, tạo điều kiện cho đầu tư chế biến phụ phẩm nông nghiệp.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.