Vui buồn xuất khẩu nông sản
Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Mỹ và Việt Nam hướng tới việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm trái cây, tạo điều kiện cho đầu tư chế biến phụ phẩm nông nghiệp.
Ngày 12/9, bà Alexis Taylor, Thứ trưởng phụ trách Thương mại và Đối ngoại của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và đoàn công tác đã làm việc với Bộ Công thương (MOIT) và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam (MARD).
Bà Alexis Taylor nhất trí với quan điểm của MOIT và MARD trong việc đẩy mạnh các quy trình liên quan đến mở rộng thị trường nông sản và hợp tác trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ phụ phẩm nông nghiệp, theo cổng thông tin điện tử MOIT và MARD.
Việt Nam và Mỹ đã đạt được nhiều tiến bộ trong xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản, theo MOIT và MARD.
Hiện các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang hoàn tất thủ tục để mở cửa thêm các sản phẩm như cam, quýt, chanh không hạt và xuất khẩu mận sang Mỹ trong thời gian tới.
Tính đến nay, Việt Nam đã có 8 loại trái cây tươi được phép nhập khẩu vào Mỹ là thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, bưởi, dừa.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã mở cửa nhập khẩu sản phẩm bưởi chùm hồi tháng 2 năm ngoái, tiếp đến là đào và xuân đào vào tháng 7 vừa qua.
Cơ quan nông nghiệp của hai nước hiện đang toàn tất thủ tục nhập khẩu các sản phẩm cam, quýt, mận, và chanh không hạt từ Mỹ.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và Mỹ cũng đạt được bước tiến nhất định.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm gỗ, thủy sản, hạt điều.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nông sản từ Mỹ vào Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng gần 28%, chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, rau quả và lúa mì.
Trong cuộc họp với MOIT, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã nêu ra các quan ngại của Việt Nam đối với việc Mỹ tăng cường các cuộc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, trong đó có một số mặt hàng nông nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công thương đề nghị USDA có ý kiến với Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc xử lý các vụ việc một cách hợp lý.
Tại các buổi làm việc, phía Việt Nam mong muốn hợp tác với Mỹ giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của hai nước, qua đó duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa và cùng có lợi.
Phía Việt Nam cũng đề nghị Mỹ tiếp tục hỗ trợ trong việc cải thiện quy trình kiểm dịch và đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho nông sản Việt tiếp cận thị trường Mỹ.
Thứ trưởng Alexis Taylor khẳng định sẽ trao đổi với DOC về các quan ngại của Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Thứ trưởng Alexis Taylor dẫn đầu phái đoàn thương mại, nông nghiệp có số lượng thành viên lớn nhất từ trước đến nay, đến Việt Nam, với hơn 100 người, đại diện cho cơ quan quản lý chín bang, 25 hiệp hội ngành hàng và 36 doanh nghiệp ngành nông nghiệp.
Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.
Vụ việc gạo ST25 mất bốn năm mới đăng ký được thương hiệu là bài học xương máu trong việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.