Thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản
Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.
Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ thông báo kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá cá tra phi lê sau 120 ngày kể từ ngày công bố kết quả sơ bộ, tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).
Trao đổi với TheLEADER vào chiều ngày 18/9, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông của Vasep cho rằng kết luận sơ bộ của DOC với xuất khẩu cá tra phile vào thị trường Hoa Kỳ là "tín hiệu tích cực, khả quan mà không cần chờ đến kết luận cuối cùng".
Trước đó, DOC đã tiến hành điều tra hành chính, xem xét lại lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra phile đông lạnh của Việt Nam, giai đoạn xem xét từ ngày 1/8/2022 tới ngày 31/7/2023.
DOC xác định kết quả sơ bộ nhiều nhà xuất khẩu phi lê cá tra từ Việt Nam không có hành vi bán phá giá sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế chống bán phá giá nào.
Tám công ty xuất khẩu cá tra đủ điều kiện hưởng mức thuế riêng, bao gồm các Công ty Vĩnh Hoàn, Biển Đông, Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ, Thủy sản Đại Thành, Thủy sản Đông Á, Hùng Cá 6, Nam Việt và Thủy sản NTSF.
Như vậy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam có cơ hội thoát khỏi thuế chống bán phá giá sau hai thập kỷ chịu gánh nặng thuế này.
Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC đã sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Trong đợt rà soát này, Indonesia là quốc gia thay thế để tính biên độ phá giá cá tra.
Điều tra hành chính, xem xét lại lệnh áp thuế chống bán phá giá, là quy trình thông thường, được tiến hành thường niên và đa số các kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng sẽ không khác nhau, Hằng giải thích.
Bây giờ, việc doanh nghiệp cần làm là tập trung vào các điều kiện sản xuất, như phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới, bà Hằng khuyến nghị.
Mặc dù bị áp thuế nhưng theo Vasep, xuất khẩu cá thịt trắng, chủ yếu là cá tra, từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tiếp tục xu hướng tăng. Trong tám tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ thuộc nhóm thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, tổng giá trị nhập khẩu đạt 226 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các tháng cuối năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường hàng đầu này được dự báo sẽ có thêm đơn hàng nhờ lượng tồn kho giảm, nhu cầu tăng cao do thị trường chuẩn bị bước vào các kỳ nghỉ cuối năm.
Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.
Ngư dân vừa phải lo cho gia đình, vừa phải trả nợ ngân hàng, trong khi nguồn lợi thủy hải sản ngày một cạn kiệt nên "dù không muốn vẫn phải đánh bắt thủy sản trái phép".
Nếu bị phạt “thẻ đỏ” của EU về hành vi khai thác IUU (khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), hải sản Việt Nam không chỉ hết đường sang EU mà còn có thể bị hạn chế bởi chính sách tương tự của nhiều thị trường phát triển.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.