Thương mại Việt - Pháp trước khi trở thành Đối tác chiến lược toàn diện

Nhật Hạ Thứ tư, 09/10/2024 - 16:45

Thương mại song phương Việt - Pháp đang phục hồi chậm, chỉ gần 7% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với bức tranh xuất nhập khẩu chung của Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu cột mốc 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp và 11 năm kể từ khi hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2013.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, dù phải đối mặt với nhiều thăng trầm lịch sử, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở rộng và đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.

Đặc biệt, chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Pháp vào ngày 6-7/10 vừa qua đã đánh dấu bước tiến mới khi quan hệ song phương được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, mở ra chương mới đầy hứa hẹn cho hợp tác hai nước.

Trong tuyên bố chung giữa hai nước mới đây, thương mại được xem là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ song phương.

Thời gian qua, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) đã giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu, trong đó Pháp là một đối tác thương mại quan trọng.

Kim ngạch thương mại Việt - Pháp tăng trưởng trung bình 3%/năm từ năm 2013 đến nay, nhưng trước đại dịch Covid-19, tốc độ này đã đạt tới 16%/năm trong giai đoạn 2011-2019.

Tuy nhiên, thương mại giữa hai nước vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau mức đỉnh năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh, gián đoạn chuỗi cung ứng và sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng tại Pháp.

Năm 2023, tăng trưởng kinh tế Pháp chỉ đạt 0,9%, dự báo tăng trưởng GDP năm nay chỉ khoảng 0,7% và sẽ tăng tốc vào năm 2025 với 1,3%, theo Ủy ban châu Âu.

Theo Tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm nay, thương mại Việt - Pháp chỉ đạt 3,4 tỷ USD, tăng nhẹ gần 7% so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng chung của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với 17% trong tám tháng.

Việt Nam liên tục duy trì xuất siêu với Pháp, trung bình gần 1,8 tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ qua, với đỉnh điểm là năm 2018 khi Việt Nam xuất siêu hơn 2,4 tỷ USD.

Hiện tại, Pháp là thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của Việt Nam trong EU, sau Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha và Bỉ; là thị trường lớn thứ 24 của Việt Nam với thế giới.

Trong Top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Pháp, máy móc, thiết bị và phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng là hai nhóm hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất với 21% bình quân mỗi năm trong một thập kỷ qua.

Đáng chú ý, danh sách này có ba mặt hàng ghi nhận mức tăng trưởng bình quân âm từ 1-4% gồm thủy sản; điện thoại và linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Tại Pháp, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng lượng hàng nhập khẩu vào nước này trong năm 2023 và xếp thứ 22 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường này.

Các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tại Pháp gồm giày dép (chiếm 17% thị phần), sản phẩm từ rơm cói, mây tre (gần 16%), và mũ (gần 10%).

Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa Pháp nhiều thứ ba trong khối EU, chỉ sau hàng Đức và Ireland. Ngược lại, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 51 của Pháp.

Mặt hàng nhập khẩu chính từ Pháp là dược phẩm, với tốc độ tăng trưởng trung bình 7%/năm trong thập kỷ qua, tiếp theo là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, gỗ, mỹ phẩm, và sữa.

Đáng chú ý, trong các mặt hàng được nhập khẩu từ Pháp, ô tô nguyên chiếc có mức tăng trưởng mạnh nhất, đạt 175%/năm trong 10 năm qua.

Tuy nhiên, con số này lớn như vậy bởi mặt hàng này có sự trồi sụt rất mạnh trong giai đoạn bốn năm gần đây, trong đó thấp điểm nhất là vào năm 2022 khi Việt Nam chỉ nhập khẩu 2 chiếc ô tô từ nước này và ngay lập tức có sự hồi phục mạnh vào năm 2023 với 21 chiếc được nhập nguyên chiếc từ Pháp.

Không riêng ô tô nguyên chiếc, tình trạng nhập khẩu 'trồi sụt' từ Pháp có ở gần như tất cả các mặt hàng chủ lực trong một thập kỷ qua.

Tuy nhiên, duy trì mức nhập khẩu tăng trưởng ổn định nhất là hai nhóm hàng gồm gỗ và sản phẩm gỗ; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Tiêu điểm -  1 tháng
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện

Tiêu điểm -  1 tháng
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Thương mại Việt Nam - Ireland có gì đáng chú ý?

Thương mại Việt Nam - Ireland có gì đáng chú ý?

Tiêu điểm -  1 tháng

Thương mại Việt Nam - Ireland có nhiều bước tiến, nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu rất lớn. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước vẫn còn nhiều.

Nâng thương mại Việt Nam – Ireland lên 5 tỷ USD vào năm 2026

Nâng thương mại Việt Nam – Ireland lên 5 tỷ USD vào năm 2026

Tiêu điểm -  1 tháng

Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Ireland đã thống nhất mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 5 tỷ USD vào năm 2026.

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Thương mại Việt-Mỹ đột phá sau cột mốc chiến lược

Tiêu điểm -  1 tháng

Sau những khó khăn vào năm 2023, thương mại Việt - Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ, đánh dấu bước đột phá mới sau khi nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Bất động sản nhà ở, bản lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bản lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  18 phút

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

Nhịp cầu kinh doanh -  55 phút

GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Doanh nghiệp -  55 phút

Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?

Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?

Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.

Gen Z mong đợi gì ở nơi làm việc?

Gen Z mong đợi gì ở nơi làm việc?

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi môi trường linh hoạt và cơ hội phát triển bản thân liên tục.

Thấu hiểu gen Z: Chìa khoá quản trị hiệu quả nhân sự thế hệ mới

Thấu hiểu gen Z: Chìa khoá quản trị hiệu quả nhân sự thế hệ mới

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Thấu hiểu và tận dụng những thế mạnh của gen Z, các tổ chức không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thúc đẩy thế hệ người lao động mới phát triển.