LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Vừa qua, tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ cho thấy SHTT đóng vai trò hết sức quan trọng đối với từng quốc gia, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Để phù hợp với bối cảnh đó, Chiến lược SHTT quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo hướng lồng ghép SHTT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Do đó, QLNN về SHTT là một trong những hoạt động quan trọng, đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình thực hiện mục tiêu đó. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần được xem xét, giải quyết.
Bộ trưởng gợi ý một số vấn đề để hội nghị tập trung thảo luận gồm: (i) tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về SHTT; (ii) xây dựng và triển khai các chính sách thúc đẩy việc sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ; (iii) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động SHTT; và (iv) tăng cường hợp tác quốc tế trong SHTT. Bộ trưởng yêu cầu Cục SHTT nghiêm túc tiếp thu, đồng thời cung cấp thêm thông tin chuyên môn để việc thảo luận đạt hiệu quả cao nhất.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục SHTT Trần Lê Hồng cho biết, trong năm 2022, Quốc hội đã thông qua Luật SHTT (sửa đổi) và hiện tại Cục đang tham mưu cho Bộ KH&CN để trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Cục cũng tiếp tục tổ chức triển khai Chiến lược SHTT quốc gia; tham gia và đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về SHTT; các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT được triển khai bài bản, công phu.
Về công tác tiếp nhận và xử lý đơn SHCN, ông Trần Lê Hồng cho biết, năm 2022, Cục SHTT đã tiếp nhận 140.903 đơn các loại (tăng 7,1% so với năm 2021), trong đó có 78.086 đơn đăng ký xác lập quyền SHCN; cấp 42.279 văn bằng bảo hộ SHCN (tăng 8,3% so với năm 2021).
“Trong giai đoạn 2013 - 2022, tốc độ tăng trưởng của đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam là 9,11%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng đơn sáng chế của chủ thể Việt Nam tăng cao hơn so với đơn của chủ thể nước ngoài. Điều đó cho thấy, các tổ chức, cá nhân trong nước bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đối tượng SHTT này”, ông Trần Lê Hồng nhận định.
Theo Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu Phí, trong thời gian qua, hoạt động SHTT ngày càng gắn kết với hoạt động chung của Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ, ngành và địa phương. Năm 2022, số lượng đơn nộp vào Cục SHTT tăng khá cao, trong đó đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng 3,3% so với năm 2021; lượng văn bằng bảo hộ cấp ra tăng 8,3% so với năm 2021.
Kết quả giải quyết đơn đơn khiếu nại và đơn đề nghị chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ tăng 18%; số lượng đơn liên quan đến văn bằng bảo hộ SHCN tăng 18%, kết quả xử lý các loại đơn sau cấp văn bằng bảo hộ tăng 4% so với năm 2021. Ở cấp địa phương, các Sở KH&CN luôn là một địa chỉ tin cậy để giúp đỡ, tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ về các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Cục trưởng cho rằng, các Sở KH&CN cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành ở địa phương trong việc tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh, tổ chức triển khai chính sách, pháp luật về SHTT, hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động SHTT của mình, từ việc đăng ký, xác lập quyền SHTT cho đến khai thác, sử dụng và bảo vệ quyền SHTT.
Từ đó góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện và hiệu quả hệ thống SHTT của Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa hoạt động đổi mới sáng tạo, làm giàu tài sản trí tuệ - một nguồn tài nguyên tạo nên nội lực quốc gia phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang cũng lưu ý Cục SHTT và các Sở KH&CN cần triển khai tốt một số công việc như: Tổ chức và triển khai có hiệu quả Luật SHTT sửa đổi; tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược SHTT quốc gia; tăng cường hiệu quả của công tác thực thi quyền SHTT, bao gồm nâng cao vai trò của công tác thanh tra về SHTT ở Trung ương và địa phương; xây dựng các tài liệu hướng dẫn về công tác QLNN về SHTT để thống nhất cách làm trên cả nước; đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn về SHTT, đặc biệt là đối với các doạn nghiệp.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Ngay cả những dự án khả thi và có khả năng trả nợ vẫn bị từ chối cho vay, bởi thời hạn vay không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.
Với biên bản ghi nhớ được ký kết, T&T Group và Golden Nile sẽ trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Do các thủ tục pháp lý chưa đầy đủ nên hàng chục biệt thự đã xây dựng ở thị trấn Măng Đen bị bỏ hoang giữa những tán thông.
Vingroup, VinFast và 4 đối tác Trung Đông hợp tác phát triển hàng hải, khai thác đất biển bền vững, chuyển đổi số, xe điện và giao thông xanh.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, việc doanh thu tài chính tăng trưởng vượt trội đã giúp Taseco Land cải thiện đáng kể kết quả lợi nhuận.
Để mang tới trải nghiệm khác biệt, sảng khoái, đậm đà hương vị trà tự nhiên, những chai trà trái cây TH true TEA được chăm chút kỹ càng từ khâu tuyển chọn nguyên liệu nghiêm ngặt đến quy trình sản xuất hiện đại, khép kín với công nghệ tiên tiến hàng đầu.