Chuyện 'nghề carbon'
Tín chỉ carbon là sân chơi dành cho những tay chơi chuyên nghiệp, bởi đầu tư một dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon cần không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Tại Việt Nam, dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon thực tế đã tồn tại từ cách đây cả chục năm.
Thị trường tín chỉ carbon là từ khóa nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây, được xem như một công cụ hữu hiệu trong công cuộc giảm phát thải khí nhà kính, ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hiệu quả của công cụ này là sử dụng cơ chế thị trường, lượng hóa nỗ lực giảm phát thải thông qua lượng khí thải CO2 quy đổi giảm thiểu được bằng tín chỉ carbon và đặt ra giá trị. Tín chỉ carbon trở thành hàng hóa có giá trị, có thể đầu tư hoặc đầu cơ, đem về nguồn tài chính cho các dự án giảm nhẹ khí thải.
Nhờ tính ưu việt đó, tín chỉ carbon được xác định là giải pháp then chốt hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam. Sau khi đưa ra cam kết tại COP26 chỉ vài tháng, Việt Nam đã ban hành nghị định về giảm nhẹ khí thải, trong đó đưa ra lộ trình thành lập và thí điểm thị trường tín chỉ carbon từ năm 2025, tiến đến vận hành chính thức vào năm 2028.
Tuy nhiên, khái niệm tín chỉ carbon thực tế không phải là điều mới mẻ. Trên thế giới, khái niệm này đã được đưa ra kể từ năm 1997, trong Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, có những dự án tạo ra tín chỉ carbon đã tồn tại cách đây cả chục năm. Tiêu biểu trong đó phải kể đến Dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông, là dự án đầu tiên nhận được chứng nhận giảm phát thải (CER) bởi Liên hợp quốc.
Đến tháng 5/2010, dự án này đã tạo ra được khoảng 350 nghìn tín chỉ carbon, được gọi dưới cái tên “chứng nhận giảm phát thải Rạng Đông”, được Tổng công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) bán cho Tập đoàn Mercuria đến từ Thụy Sĩ với đơn giá 13,5 euro cho mỗi tín chỉ.
Dự án tại mỏ Rạng Đông này là một trong số ít các dự án tại Việt Nam theo cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế tạo tín chỉ carbon được đưa ra bởi Nghị định thư Kyoto.
Vì nhiều lý do, cơ chế CDM đã bị tạm ngưng trên toàn thế giới, khiến thị trường tín chỉ carbon toàn cầu rơi vào “khoảng lặng”. Tuy nhiên, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện vẫn diễn ra tương đối sôi nổi, thu hút sự tham gia của nhiều bên mua và bán.
Ông Hoàng Anh Dũng, CEO Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thương mại Intraco, cha đẻ của hàng chục dự án tạo tín chỉ carbon, tiết lộ với TheLEADER, có nhiều dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon đang được vận hành tại Việt Nam.
Những dự án này thường khá “im hơi lặng tiếng” và theo lời ông Dũng là “chỉ người trong ngành mới biết”. Các dự án cũng rất đa dạng, tập trung giải quyết vấn đề phát thải từ khâu khai thác, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cho đến đời sống dân sinh chứ không chỉ tập trung vào phục hồi và bảo tồn rừng.
Tập đoàn Lộc Trời, ông lớn ngành lúa gạo, mới đây đã tiết lộ mục tiêu đầy tham vọng là tạo ra 10 triệu tín chỉ carbon từ trồng lúa phát thải thấp.
Mục tiêu này được giới chuyên gia đánh giá là hoàn toàn khả thi, bởi lúa gạo là ngành nông nghiệp tạo ra rất nhiều khí nhà kính nhưng cũng có nhiều tiềm năng để giảm phát thải, thông qua những phương pháp không hề phức tạp.
Đơn cử, việc bón lót phân đạm có thể giúp giảm nhiều khí thải do phân bón không tiếp xúc với nước, hay việc giảm vụ lúa, tăng thời gian nghỉ của đất cũng giúp tiết giảm nhiều khí thải của việc trồng lúa.
“Một số loại phân bón còn có khả năng hấp thu khí thải nhà kính trong không khí. Những loại phân bón này không phải xa lạ, có khi người nông dân Việt đã dùng rồi mà không biết”, ông Dũng nói.
Về bản chất, tín chỉ carbon là chứng nhận cho sự giảm phát thải. Do đó, nhìn vào các nguồn phát thải khí nhà kính, có thể phát hiện ra rất nhiều tiềm năng xây dựng dự án tạo tín chỉ carbon.
Lấy ví dụ như những nguồn phát thải khí nhà kính khổng lồ tại Việt Nam như sự phân hủy rác thải hữu cơ ở các bãi tập kết rác hay chất thải chăn nuôi. Tại những nguồn thải này, nếu đầu tư áp dụng công nghệ phù hợp để xử lý rác thải, ngăn ngừa hoặc thu hồi khí thải phát sinh, hoàn toàn có thể tạo ra tín chỉ carbon.
Khẳng định tiềm năng lớn để tạo ra tín chỉ carbon từ nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, ông Dũng nhìn nhận, một dự án tạo tín chỉ carbon cần trải qua nhiều khâu và mất nhiều chi phí, do đó cần phải có quy mô đủ lớn thì mới có hiệu quả.
Tín chỉ carbon là sân chơi dành cho những tay chơi chuyên nghiệp, bởi đầu tư một dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon cần không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Trong khuôn khổ các nhóm đối tác công – tư ngành nông nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực giúp ngành nông nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hiệu quả, tạo ra những giá trị mới.
Việt Nam có cơ hội kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD từ thị trường carbon nếu sớm đưa thị trường này vào vận hành một cách bài bản và minh bạch
Áp dụng các biện pháp giảm phát thải cho canh tác lúa, Tập đoàn Lộc Trời kỳ vọng sẽ bán ra khoảng 10 triệu tín chỉ carbon mỗi năm trên thị trường.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?