Phát triển bền vững

Kiếm tỷ đô từ thị trường carbon

Hoàng Đông Thứ tư, 29/11/2023 - 15:50

Việt Nam có cơ hội kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD từ thị trường carbon nếu sớm đưa thị trường này vào vận hành một cách bài bản và minh bạch

“Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển thị trường carbon dựa trên các dự án bảo vệ rừng, sử dụng đất hiệu quả và nông nghiệp phát thải thấp” là lời nhận xét của bà Natalia Rialucky Marsudi, CEO của FairAtmos, một công ty công nghệ khí hậu hàng đầu tại Indonesia.

Đây chính là lý do để doanh nghiệp này triển khai hoạt động hợp tác với nhiều đối tác tại Việt Nam nhằm cung ứng những giải pháp dựa trên công nghệ cao, giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon.

Nhận xét của lãnh đạo FairAtmos không phải là thiếu cơ sở, bởi theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Việt Nam có khả năng cung cấp khoảng 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm từ rừng, tương đương với khoảng 300 triệu USD mỗi năm nếu tính theo mức giá tối thiểu là 5 USD/tín chỉ.

Còn trong lĩnh vực nông nghiệp phát thải thấp, cũng theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoảng 50 – 100 triệu USD mỗi năm là khoản tiền có được nếu bán tín chỉ từ diện tích lúa thuộc đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tính theo đơn giá khoảng 5 – 10 USD/tín chỉ.

Những con số trên có thể sẽ lớn hơn rất nhiều nếu tạo ra được tín chỉ carbon giá trị cao, giá cao nhất khoảng 167 USD/tín chỉ. Nói cách khác, nguồn tài chính xanh khổng lồ sẽ được bổ sung vào bức tranh chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững nếu tận dụng được cơ hội từ thị trường carbon.

Không chỉ có giá trị cao, nguồn tài chính này còn có nhiều tiềm năng được duy trì trong dài hạn. Theo tính toán của Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế, khoảng 60% dự án tạo tín chỉ carbon được khởi động từ thập niên 90 thế kỷ trước vẫn được khai thác cho đến tận ngày nay.

TS. Bùi Đức Hiếu, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết, thị trường tín chỉ carbon là giải pháp tài chính xanh quan trọng, đang được triển khai rất sôi nổi trên thế giới.

Ông Hiếu nhìn nhận, Việt Nam là quốc gia có độ mở lớn, do đó xu thế quốc tế là giảm phát thải, xanh hóa sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, vận hành thị trường tín chỉ carbon là bước đi quan trọng bổ sung nguồn lực cho doanh nghiệp, giúp Việt Nam không bị tụt hậu so với thế giới.

Tuy nhiên, việc tham gia vào thị trường tín chỉ carbon không phải là điều đơn giản đối với doanh nghiệp Việt Nam. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cho biết, ngành gỗ có nhiều tiềm năng tạo ra phát thải âm, thu về tín chỉ carbon nhưng chưa có chính sách, chưa được hướng dẫn cụ thể nên không biết phải làm như thế nào.

Dưới sức ép thực thi cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM) của thị trường EU, một số doanh nghiệp rất mong muốn được mua tín chỉ carbon nhưng đang không biết phải mua ở đâu, giao dịch bằng hình thức nào. Như vậy, cả người bán và người mua đều đang rất mơ hồ đối với thị trường đầy tiềm năng này.

Trước băn khoăn của cộng đồng doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, cho biết, dự kiến, giai đoạn 2025 – 2027, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được triển khai thí điểm, tiến đến vận hành chính thức vào năm 2028.

Ông Thọ gợi ý, trong lúc chờ đợi các chính sách về tín chỉ carbon được hoàn thiện, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ từ các đơn vị quốc tế để xây dựng hệ thống kiểm kê và giải pháp giảm phát thải minh bạch, tạo tiền đề tham gia vào thị trường carbon.

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Kiểm kê carbon: Dễ nói khó làm

Phát triển bền vững -  9 tháng

Kiểm kê khí thải carbon là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh một cách bài bản. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp Việt Nam làm được điều tiên quyết này.

Tham vọng bán tín chỉ carbon của 'ông lớn' ngành gạo

Tham vọng bán tín chỉ carbon của 'ông lớn' ngành gạo

Phát triển bền vững -  10 tháng

Áp dụng các biện pháp giảm phát thải cho canh tác lúa, Tập đoàn Lộc Trời kỳ vọng sẽ bán ra khoảng 10 triệu tín chỉ carbon mỗi năm trên thị trường.

Việt Nam sẽ bán hơn 5 triệu tín chỉ carbon

Việt Nam sẽ bán hơn 5 triệu tín chỉ carbon

Phát triển bền vững -  11 tháng

Theo Thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5,15 triệu tín chỉ carbon từ 2022 – 2026.

TP.HCM có thể thí điểm thị trường tín chỉ carbon?

TP.HCM có thể thí điểm thị trường tín chỉ carbon?

Phát triển bền vững -  1 năm

Tham vọng trở thành trung tâm tài chính cho khu vực và quốc tế, theo chuyên gia, TP.HCM có thể tận dụng cơ hội từ Nghị quyết 98 để trở thành trung tâm tài chính xanh, thí điểm thị trường trao đổi tín chỉ carbon.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  21 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  21 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều