Tiêu điểm
Tín hiệu hồi phục kinh tế đang dần rõ hơn
Mặc dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt, song theo nhiều chuyên gia, đà hồi phục của nền kinh tế Việt Nam cuối năm 2021 và sang năm 2022 hiện đã khá rõ nét.

Đợt dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài từ cuối tháng 4/2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
GDP quý III/2021 của Việt Nam đã chứng kiến mức giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất trong lịch sử kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Theo nhiều chuyên gia, mức tăng trưởng âm là điều có thể dự đoán trước, nhưng mức giảm tới hơn 6% lại nằm ngoài dự đoán. Song, cũng không quá khó hiểu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, "đánh" thẳng vào các khu công nghiệp và các đầu tàu kinh tế như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thương mại và dịch vụ.
Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, cả hai khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế là công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ đều có mức giảm rất sâu, lần lượt là 5,02% và 9,28% so với quý trước.
Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3% trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47%. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57% trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Với mức giảm sâu của quý III/2021, GDP 9 tháng qua của năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đang đặt áp lực rất lớn lên tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm và trong cả năm 2021.
Khả năng GDP Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,0% theo yêu cầu của Quốc hội và 6,5% theo yêu cầu của Chính phủ đặt ra từ đầu năm là rất khó khả thi. Thay vào đó, dựa vào tăng trưởng 9 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê vừa đưa ra hai dự báo về tăng trưởng cả năm 2021. Ở kịch bản 1, tăng trưởng GDP cả năm đạt 2,5% và ở kịch bản 2, tăng trưởng GDP là 3%.
Mặc dù nền kinh tế đang ở trong giai đoạn đặc biệt khó khăn, tuy nhiên, theo TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, triển vọng về việc Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn để hồi phục là rất rõ ràng.
Ông Thiên chỉ ra rằng, những biện pháp giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, tiền tệ trên thị trường đã được nhận diện và chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn bình thường mới.
Tâm thế chuẩn bị cho sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam đang hiện hữu. Hiện nay, còn nhiều khó khăn như sức khoẻ doanh nghiệp còn yếu, sức mua, tiêu dùng chưa mạnh nhưng toàn nền kinh tế và các doanh nghiệp đều đã xác định được mục tiêu phải đứng dậy, quyết tâm hồi phục.
Đây chính là thay đổi rất lớn trong tư duy của các doanh nghiệp và cả bộ máy quản lý nhà nước, Chính phủ nhằm chuẩn bị cho sự phát triển kinh tế trong bối cảnh mới, ông Thiên nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, mặc dù những khó khăn hiện nay là vô cùng lớn nhưng nền kinh tế vẫn có những điểm sáng. Trong đó, một trong những điểm sáng quan trọng nhất đó chính là chiến lược chống dịch đã thay đổi một cách căn bản để sống chung với đại dịch và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới.
Theo ông Thành, nếu như trước đây, Việt Nam chống dịch bằng phương pháp truyền thống, áp dụng giãn cách xã hội, phong tỏa trên diện rộng thì hiện nay chiến lược phòng chống và kiểm soát dịch đã thay đổi căn bản. Tốc độ tiêm vaccine giai đoạn đầu rất chậm nhưng hiện đã rất nhanh, nhiều thành phố lớn đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Đây là điều kiện quan trọng để mở cửa nền kinh tế.
Thứ hai, tiêu dùng đang trên đà phục hồi. Xu hướng tiêu dùng "trả thù" nhiều khả năng sẽ bùng nổ sau thời gian dài người dân phải ở trong nhà, cách ly xã hội. Tăng trưởng tiêu dùng được dự báo sẽ tăng mạnh hơn cả trong thời điểm trước dịch.
Thứ ba, thực tế cho thấy, ngay trong dịch bệnh, nhiều địa phương vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất tốt, đơn cử như Quảng Ninh, Hải Phòng. Thậm chí, TP. Hải Phòng còn ghi nhận mức tăng trưởng dương lên tới 14%. Điều này cho thấy sức bật của nền kinh tế là rất lớn đối với các địa phương kiểm soát tốt dịch bệnh.
Thứ tư, nếu như giai đoạn trước, hoạt động giải ngân vốn đầu tư công rất chậm, thì thời gian gần đây đã được Chính phủ đẩy lên rất mạnh. Thời gian tới, hàng loạt các cơ sở hạ tầng, sân bay, đường cao tốc sẽ được thúc đẩy tiến độ để hoàn thiện. Từ đó, các tác động tích cực và lợi ích mang lại cho nền kinh tế sẽ là rất lớn.
Theo ông Thành, đà hồi phục kinh tế hiện đã rất rõ nét. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nếu quý IV/2021 quay trở lại trạng thái “bình thường mới” và doanh nghiệp có thể phát triển kinh tế trong điều kiện có kiểm soát dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế có thể đạt khoảng 7%.
Với mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 1,4% cùng với tính toán như vậy, tăng trưởng kinh tế cả năm có thể sẽ đạt khoảng 3 - 4%. Trong năm 2022, dự báo kinh tế tăng trưởng từ 6,5% trở lên. Tương lai ngắn hạn của nền kinh tế là tương đối tốt.
Yếu tố quyết định phục hồi kinh tế hậu Covid-19
Kinh tế Hà Nội cuối năm: Lò xo bị nén càng lâu thì bung càng mạnh?
Thành lập 4 tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kiên định mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch năm 2021, đẩy nhanh giải quyết các thủ tục về đầu tư, tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp… là những việc mà chính quyền Hà Nội sẽ làm để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 ở mức cao nhất.
Hội An phục hồi du lịch với kinh tế tuần hoàn
Giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi được chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp du lịch Hội An lựa chọn để phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch hậu Covid-19.
Tương lai bất định của nền kinh tế
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, Chính phủ cần sớm có chiến lược đúng hướng trong chống dịch, từng bước sống chung với dịch bệnh để không để lại hậu quả xấu cho nền kinh tế và các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
5 nhóm giải pháp cấp bách phục hồi kinh tế
Cần có kế hoạch thống nhất hành động cấp quốc gia về phục hồi kinh tế với từng bước đi cụ thể.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.