Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi được chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp du lịch Hội An lựa chọn để phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch hậu Covid-19.
Du lịch là lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Đến nay, khi đã đi qua đỉnh dịch, các hoạt động kinh tế khác đang dần được mở cửa, ngành du lịch vẫn đang phải đối diện với tương lai đầy rủi ro và bất định.
Trong bối cảnh đó, không chỉ trông chờ vào hỗ trợ từ phía Nhà nước mà chính quyền và ngành du lịch các địa phương cũng cần tìm ra hướng đi mới an toàn, bền vững, giúp ngành phục hồi và phát triển hậu đại dịch.
Nói về hướng đi của du lịch Hội An, ông Nguyễn Minh Lý, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hội An cho biết, du lịch theo hướng xanh, thân thiện với môi trường đang là định hướng đúng đắn, được Hội An lựa chọn.
Lý giải về quan điểm của ngành du lịch Hội An, ông Vương Đình Mạnh, Tổng giám đốc La Siesta Hội An Resort&Spa cho biết, sau đại dịch Covid-19 với đầy khó khăn và biến động, du khách sẽ có xu hướng lựa chọn dịch vụ du lịch an toàn, trải nghiệm hướng tới thiên nhiên.
Bên cạnh đó, thực trạng ô nhiễm luôn là vấn nạn nhức nhối gây cản trở sự phát triển, thậm chí là làm suy giảm ngành du lịch ở một số địa phương. Nhiều địa danh du lịch rất có tiềm năng nhưng do công tác xử lý rác thải chưa tốt, đã trở thành những “điểm đen” trong mắt du khách.
Là một thành phố du lịch có tiềm năng, Hội An đón khoảng 5 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019, vào thời điểm trước đại dịch Covid-19. Đây cũng chính là một phần nguyên nhân khiến lượng rác thải rắn phát sinh rất cao, trong khi khả năng xử lý chỉ đạt được khoảng 50%.
Sự tái khởi động của ngành du lịch sau đại dịch chính là cơ hội để thay đổi hiện trạng này. Ông Mạnh cho biết, rất cần có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo giúp doanh nghiệp ngành du lịch thay đổi mô hình cung ứng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn thị hiếu của du khách.
Đây cũng chính là lý do chính quyền thành phố Hội An, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub) ký kết Khung kế hoạch doanh nghiệp giảm rác thải hướng tới Hội An – điểm đến xanh giai đoạn 2021 – 2023.
Theo bà Bùi Thị Thu Hiền, đại diện IUCN, chương trình trên đã được IUCN cùng các sở ngành của Hội An lên ý tưởng từ năm 2019, đến nay mới chính thức được ký kết, với sự tham gia và cam kết của 36 doanh nghiệp tại địa phương.
Khung kế hoạch doanh nghiệp giảm rác thải hướng tới Hội An – điểm đến xanh giai đoạn 2021 – 2023 nằm trong khuôn khổ Chương trình đối tác chiến lược IUCN Việt Nam với Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và dự án Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương được thực hiện bởi Trung tâm GreenHub.
Trước đó, một chương trình thí điểm đã được PRO Việt Nam và IUCN Việt Nam thực hiện tại Cù Lao Chàm và thu được kết quả tương đối khả quan. Đây là cơ sở để mở rộng các mô hình tái chế, giảm thiểu rác thải, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho toàn thành phố Hội An.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Phó giám đốc Trung tâm GreenHub cho biết, dự án này được tiến hành với mong muốn thúc đẩy sáng kiến, thực hành tốt của khối doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.
Dự án được kỳ vọng sẽ đưa Hội An trở thành điểm đến xanh với mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo tiền đề để ứng dụng mô hình thúc đẩy du lịch bền vững thông qua kinh tế tuần hoàn trên toàn quốc.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.