Chính phủ chỉ đạo nâng công suất điện mặt trời mái nhà
Tháng 9 là thời hạn Bộ Công thương trình phương án nâng công suất điện mặt trời mái nhà, cơ sở Chính phủ để xem xét, quyết định điều chỉnh nguồn điện này trong quy hoạch.
Bộ Công thương trong tháng 9 tới sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà.
Bộ Công thương, đơn vị xây dựng Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), đang xem xét, điều chỉnh quy mô công suất đối với miền Bắc, có thể lên tới 7.000MW và tính toán lại khả năng huy động khu vực TP.HCM, để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 tới.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đã hoàn thiện khái niệm "tự sản, tự tiêu" đối với điện mặt trời mái nhà, bổ sung tỷ lệ bán lượng điện dư, tại Khoản 3, Điều 2 của dự thảo nghị định, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ tại chỗ của doanh nghiệp và người dân.
Điện tự sản, tự tiêu, theo Bộ Công thương là nguồn điện được sản xuất, tiêu thụ do cùng một tổ chức hoặc cá nhân thực hiện để phục vụ chính cho nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó, không quá 20% công suất được lắp đặt.
Bộ Công thương cũng đã hoàn thiện quy định mua bán điện dư lên hệ thống được quy định tại Khoản 9, Điều 8 trong dự thảo nghị định: "Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu có đấu nối với hệt hống điện quốc gia, có quy mô công suất theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt, nếu không dùng hết, được bán lên hệ thống nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế".
Đồng thời, bộ cũng đã bổ sung quy định, khuyến khích sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu của đối tượng là nhà ở riêng lẻ, công sở, quy định tại Khoản 7, Điều 8 của dự thảo: "Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu của hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ, công sở, đơn vị được xác định là tài sản công được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng hiện hữu".
Tuy nhiên, với công tác hậu kiểm thay tiền kiểm, Bộ Công thương cho rằng "khó thực hiện". Việc quy định hậu kiểm có thể sẽ tạo cơ chế xin cho, khó xử lý khi có các hành vi vi phạm pháp luật.
Bộ Công thương cũng cho biết đang khẩn trương phối hợp các bộ ngành liên quan thực hiện rà soát, đánh giá việc triển khai Quy hoạch điện VIII.
“Trên cơ sở kết quả thực hiện, Bộ Công thương sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét theo đúng trình tự quy định của pháp luật về quy hoạch”, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long nêu trong văn bản ngày 23/8.
Dự thảo nghị định hiện có nhiều nội dung khác so với dự thảo tại Tờ trình số 4135 ngày 15/6/2024, Bộ Công thương kiến nghị Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tư pháp có ý kiến bằng văn bản về việc không phải thẩm định lại đối với dự thảo mới nhất.
Bộ Công thương giữ quan điểm: Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển ĐMTMN của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu.
ĐMTMN, nguồn điện được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, trong điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp, từ nay đến 2030 công suất ước tính tăng thêm 2.600MW.
Quy hoạch điện VIII phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng ĐMTMN tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Tháng 9 là thời hạn Bộ Công thương trình phương án nâng công suất điện mặt trời mái nhà, cơ sở Chính phủ để xem xét, quyết định điều chỉnh nguồn điện này trong quy hoạch.
Điện mặt trời mái nhà vừa được Bộ Công thương đưa ra phương thức tính giá mua bán đối với phần dư.
Đây là yêu cầu của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đối với Bộ Công thương liên quan đến quá trình xây dựng Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.