Tiêu điểm
Điện mặt trời mái nhà: Có phương án giá mới
Điện mặt trời mái nhà vừa được Bộ Công thương đưa ra phương thức tính giá mua bán đối với phần dư.
Trong giải trình mới nhất của Bộ Công thương gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về một số yêu cầu, chỉ đạo liên quan tới quá trình xây dựng dự thảo Nghị định về điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản, tự tiêu, nhiều nội dung đáng chú ý đã được đưa ra.
Dự thảo lần này đã có nhiều khác biệt so với bản dự thảo lần gần nhất của Bộ Công thương.
Rõ nhất là vấn đề mua bán điện dư điện mặt trời mái nhà không quá 20% công suất tại miền Bắc và 10% tại các khu vực còn lại.
Phương án thứ nhất, đối với ĐMTMN tự sản, tự tiêu nối lưới với quy mô công suất theo quy hoạch điện quốc gia, nếu không dùng hết thì được bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế tại miền Bắc và không quá 10% tại các khu vực còn lại.
Tương ứng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thanh toán phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt tại miền Bắc và 10% tại các khu vực còn lại.
Giá mua bán điện do bên mua và bên bán thỏa thuận, áp dụng không vượt quá giá điện năng thị trường bình quân của năm liền kề trước – do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
Phương án thứ hai, ĐMTMN không dùng hết thì được bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 10% công suất lắp đặt thực tế và EVN thanh toán phần sản lượng này.
Giá mua bán điện dư ở trường hợp này được khống chế không vượt quá giá điện thị trường bình quân của năm liền trước do Bộ Công thương quyết định sau khi có báo cáo của EVN.
Theo quy định này, EVN cho biết giá điện năng thị trường bình quân năm 2023 là 1.091,9 đồng/kWh.
Như vậy, so với cách tính toán và phương án giá đưa ra của Bộ Công thương gần nhất, giá mua mỗi kWh điện dư của ĐMTMN tự sản, tự tiêu đã mở rộng biên độ thêm khoảng 400 đồng, áp dụng cho năm 2024 nếu đề xuất lần này được thông qua.
Cụ thể, khoảng hai tuần trước, Bộ Công thương đã đề xuất ba phương án giá chi tiết.
Phương án thứ nhất là áp dụng giá bình quân điện năng theo chi phí tránh được hàng năm. Phương án này áp dụng bằng bình quân giá điện năng theo chi phí tránh được hàng năm do Bộ Công thương ban hành.
Chi phí tránh được là chi phí sản xuất 1 kWh của tổ máy phát có chi phí cao nhất trong hệ thống điện quốc gia, chi phí này có thể tránh được nếu bên mua mua 1 kWh từ một nhà máy thủy điện nhỏ thay thế.
Phương án thứ hai là lấy giá biên thị trường điện từng giờ, trừ chi phí phân phối trên 1 kWh.
Tuy nhiên, cả hai phương án này đều phức tạp và khó thực hiện. Do đó, Bộ Công thương đề xuất phương án ba là áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600 - 700 đồng/kWh, với giá đề xuất là 671 đồng/kWh.
Có thể thấy mức chênh lệch đáng kể, khi so sánh giá mua điện mặt trời mái nhà của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong thời gian 2021-2023 ở mức khoảng 1.978 – 2.200 đồng/kWh với mức giá trần tính toán lần này là 1.091,9 đồng/kWh theo phương án giá đề xuất của Bộ Công thương vừa gửi tới Phó thủ tướng Trần Hồng Hà.
Bộ Công thương cũng lý giải thêm về cách đưa ra hai phương án mua điện dư là trần 10% công suất lắp đặt hoặc 20 - 10% theo vùng miền.
Theo đó, Bộ Công thương kiến nghị phương án 20 -10% vì dự thảo đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Phương án này có ưu điểm là khuyến khích lắp đặt điện mặt trời tại miền Bắc, nơi có năng lượng bức xạ thấp nhất trong cả nước.
Tuy nhiên, phương án này tạo sự phân biệt giữa các vùng miền.
“Bộ Công thương nhận thấy phương án còn lại là phù hợp trong thời điểm hiện nay. Trong thời gian tới, khi các điều kiện về pháp lý, kỹ thuật cho phép, quy mô phát triển điện mặt trời tại khu vực phía Bắc được xem xét, bổ sung theo đúng trình tự, quy định tại Luật Quy hoạch”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nêu rõ.
Điện mặt trời mái nhà: Không tạo cơ chế xin cho!
Cơn sốt điện mặt trời ở Khánh Hoà
Cùng với Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà cũng đang trở thành điểm đến của các dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời với hàng loạt dự án quy mô lớn.
HDBank dành 7.000 tỷ đồng cho vay các dự án điện mặt trời
Cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam đang kéo theo cuộc chạy đua cung cấp tín dụng cho các dự án này giữa các ngân hàng.
Điện mặt trời mái nhà phát triển ‘nóng’, hàng trăm dự án tắc lối ra
Sự phát triển nhanh chóng của điện mặt trời mái nhà khiến nhiều dự án đã đăng ký đầu nối nhưng chưa thể vận hành thương mại vì vượt khả năng giải tỏa công suất.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.