Tiêu điểm
Điện mặt trời mái nhà: Không tạo cơ chế xin cho!
Đây là yêu cầu của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đối với Bộ Công thương liên quan đến quá trình xây dựng Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Phó thủ tướng đánh giá, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản, tự tiêu là chính sách rất quan trọng để huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, góp phần giảm áp lực đầu tư phát triển nguồn điện cho Nhà nước.
Đặc biệt, việc phát triển điện năng lượng tái tạo có hệ thống lưu trữ là cơ sở quan trọng để sớm điều chỉnh cơ cấu các nguồn điện, giảm nguồn điện sử dụng năng lượng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính theo các cam kết của Việt Nam tại COP26.
Về nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN tự sản, tự tiêu, theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, đến nay, Bộ Công thương vẫn chưa phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan để tiếp thu/giải trình đầy đủ, nhất là các chính sách ưu đãi về giá, thuế đối với đầu tư hệ thống lưu trữ điện.
Từ đây, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định, bảo đảm phù hợp khi đi vào thực tiễn, tuyệt đối không để sơ hở, trục lợi chính sách.
Thứ nhất, Bộ Công thương hoàn thiện khái niệm “tự sản, tự tiêu” đối với ĐMTMN, trong đó bổ sung tỷ lệ bán lượng điện dư để làm rõ hơn nội hàm ĐMT tự sản, tự tiêu, lượng điện sản xuất được tiêu thụ 90% tổng công suất và được bán lên lưới quốc gia không quá 10% tổng công suất.
Tính toán các cơ sở hợp lý để quy định tỷ lệ bán điện dư lên lưới theo hướng khu vực miền Bắc được bán 20% tổng công suất, miền Trung và miền Nam 10%. Đồng thời, cần ưu tiên công suất ĐMTMN khu vực phía Bắc cao hơn các khu vực khác, do khu vực phía Bắc huy động còn thấp, phụ tải cao nên có thể huy động cao hơn.
Thứ hai, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương làm rõ quy định về điện đấu nối lên lưới quốc gia và điện không đấu nối. Cụ thể, với ĐMTMN không nối lưới sẽ không giới hạn công suất, đồng thời phải đơn giản tối đa thủ tục đăng ký, thời gian giải quyết, Với điện nối lưới quốc gia, cân nhắc để người sử dụng/thuê dịch vụ đầu tư hệ thống pin mặt trời để sử dụng được áp dụng bình đẳng như nhau.
Thứ ba, về giá điện, Bộ Công thương được giao nghiên cứu thêm giải pháp lượng điện dư phát lên lưới mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua thì có thể xem xét được bù trừ khi người dân mua điện của EVN, hoặc giá điện dư thì EVN có thể mua theo giá thị trường tại thời điểm giá điện thấp nhất được chào trên thị trường điện.
Tại Nghị định quy định nguyên tắc về giá điện, giá cụ thể sẽ do Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính quyết định theo Luật Điện lực.
Về kiểm soát an toàn hệ thống điện, Bộ Công thương quy định trách nhiệm của nhà đầu tư ĐMTMN có công suất không vượt quá 1MW cần có cơ quan (Tổng công ty điện lực/điện lực quận, huyện) quy định kiểm tra, kiểm soát và có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn lưới điện.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương nghiên cứu bổ sung thêm các chính sách ưu đãi đối với trường hợp đầu tư ĐMTMN để sử dụng có lắp đặt hệ thống lưu trữ điện năng – có tính chất như nguồn điện nền nên không giới hạn, có thể mua 100% công suất điện dư và có phương án hỗ trợ về giá, thuế, lãi suất, chi phí lắp đặt.
Các chỉ đạo “nóng” của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà được đưa ra ít ngày sau khi Bộ Công thương dự thảo lần thứ ba nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự tiêu, tự sản.
Theo đó, Bộ đề xuất nghiên cứu thí điểm sản xuất điện dư không dùng hết bán lên lưới điện quốc gia không quá 10% tổng công suất.
Dự thảo đưa ra ba phương án xác định lượng điện dư không dùng hết và được bán lên lưới quốc gia.
Thứ nhất, ĐMTMN tự tiêu, tự sản sẽ bị khống chế công suất phát điện dư lên lưới điện quốc gia không quá 10% công suất lắp đặt.
Phương án thứ hai, ĐMTMN tự tiêu, tự sản được thanh toán 10% sản lượng điện trên tổng lượng điện dư phát lên lưới quốc gia. Đây là phương án đơn giản, tiết kiệm chi phí đầu tư và tránh lãng phí nguồn lực xã hội mà Bộ Công thương đề xuất thực hiện.
Phương án cuối cùng là ĐMTMN tự tiêu, tự sản được thanh toán 10% sản lượng trên tổng lượng điện khách hàng mua từ lưới quốc gia được ghi nhận bởi hệ thống đo đếm điện năng mua bán với khách hàng.
Phương án này có sản lượng điện dư được thanh toán sẽ nhiều hơn phương án thứ hai.
Bên cạnh đó, dự thảo gần nhất về nghị định cũng quy định phát triển ĐMTMN tự tiêu, tự sản không gây quá tải trạm biến áp, lưới điện hạ áp và phân phối tại khu vực đăng ký phát triển.
Về vấn đề chuyển tiếp, nếu tổ chức/cá nhân đang bán điện cho đơn vị điện lực tại các dự án, hệ thống ĐMTMN đã lắp đặt, vận hành phát điện trước 1/1/2021 không được đấu nối/đăng ký lắp đặt thêm ĐMTMN tự tiêu, tự sản tại cùng địa điểm.
Những trường hợp phát triển ĐMTMN sau 31/12/2020 sẽ là đối tượng áp dụng của nghị định.
Đề xuất giá mua điện dư của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.