Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Sau đề xuất nâng công suất tổ hợp alumin Lâm Đồng lên 800.000 tấn alumin/năm, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam mới đây đề nghị điều chỉnh tăng diện tích, thời gian hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Cụ thể, TKV đề nghị điều chỉnh một số nội dung của dự án đã được quy định tại giấy chứng nhận đầu tư (cấp lần đầu năm 2007 và thay đổi lần thứ nhất vào tháng 11/2009).
Thứ nhất, chủ đầu tư đăng ký sửa diện tích dự án thành khoảng 2.513ha (trong đó khoảng 1.512ha theo giấy phép khai thác mỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp năm 2010, đã trừ đi khoảng 108ha rừng tự nhiên, khoảng 1.000ha theo các quyết định, văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng).
Tại giấy chứng nhận đầu tư, dự án có diện tích khoảng 1.560ha, gồm: diện tích nhà máy Alumin (116ha), diện tích công trình đập, hồ chứa nước, mỏ đất..(600ha), diện tích mỏ tuyển và khu khai thác (614ha) và diện tích tái định canh, tái định cư (228ha).
Lý do, theo TKV là để điều chỉnh tổng diện tích thực hiện dự án theo văn bản 3130 hồi tháng 5/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng về điều chỉnh một số nội dung trong giấy chứng nhận đầu tư dự án.
Thứ hai, TKV đề nghị điều chỉnh tiến độ chi tiết như sau: Khởi công xây dựng – vận hành dự án năm 2006 đến 30/9/2013 (thay vì 2006-2010), bắt đầu kinh doanh từ 1/10/2013 (thay vì năm 2010 như trong chứng nhận đầu tư).
Nguyên nhân, là theo tiến độ thực hiện dự án thực tế (đã được chủ đầu tư phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án (thời điểm tháng 10/2013).
Hiện tại, đề nghị của TKV vẫn đang chờ các cơ quan chức năng và UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho ý kiến trước khi ra quyết định cuối cùng.
Như TheLEADER đã thông tin, Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng do TKV làm chủ đầu tư, với công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm, hiện đã đi vào vận hành thương mại từ tháng 10/2013.
Cách đây ít tháng, để tối ưu hóa sản xuất cũng như có hiệu quả kinh tế cao hơn, TKV báo cáo các cơ quan thẩm quyền thông qua chủ trương nâng công suất tổ hợp này lên 800.000 tấn/năm.
Theo đó, dự án nâng công suất sẽ thực hiện trong 2 năm tới, tổng mức đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng (đã gồm VAT). Vốn đầu tư bổ sung để nâng công suất sẽ đến từ các nguồn: 30% vốn chủ sở hữu của TKV, 70% vốn vay thương mại (lãi suất 9,5%/năm).
Lý giải về đề xuất trên, TKV cho biết, sau 8 năm vận hành sản xuất, tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng công suất 650.000 tấn alumin/năm đã hoạt động ổn định, đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao.
Với trữ lượng quặng bauxite trong khu vực còn lại rất lớn, để phát huy năng lực cơ sở hạ tầng đã đầu tư, tối ưu hóa sản xuất của tổ hợp, cần thiết phải lập dự án cải tiến hiệu suất, nâng công suất tổ hợp bauxit – nhôm Lâm Đồng từ 650.000 lên 800.000 tấn alumin/năm.
Từ khi đi vào vận hành sản xuất (tháng 10/2013 đến 31/12/2020), doanh thu của dự án đạt khoảng 32.500 tỷ đồng (riêng năm 2020 khoảng 4.870 tỷ đồng). Trước đó, giai đoạn 2014 - 2016 dự án bị lỗ theo kế hoạch đầu tư. Từ năm 2017 dự án chuyển sang có lãi, rút ngắn thời gian lỗ kế hoạch 1 năm.
Tính đến 31/12/2020, dự án lãi 62 tỷ đồng (trong đó lãi do hoạt động sản xuất kinh doanh là 1.191 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá là 1.129 tỷ đồng). Đồng thời, dự án trích khấu hao khoảng 6.480 tỷ đồng.
TKV cho biết, từ khi sản xuất đến đến hết quý I/2022, dự án có tổng doanh thu khoảng 39.280 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu khoảng 35.580 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 14.650 tỷ đồng (đạt khoảng 95% so với tổng vốn đầu tư đăng ký), trong đó vốn chủ sở hữu là 20-30%, còn lại là vốn vay.
Từ tháng 10/2013, dự án đã chạy thử và đi vào vận hành thương mại. Sản lượng Alumin (quy đổi) sản xuất hàng năm đều tăng (từ khoảng 204 nghìn tấn năm 2013, đã cán mốc 726 nghìn tấn năm 2021). Phần lớn sản phẩm Alumina của dự án (khoảng 97%) được xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, UAE, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga…
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.