Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Sơn Trà
Việt Nam đứng 28 thế giới về các điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa... cho phát triển du lịch, nhưng lại đứng 113 thế giới về chính sách và đứng thứ 111 về hệ thống dịch vụ du lịch.
Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) lần thứ 2, diễn ra sáng 31/7/2017 tại Hà Nội, trao đổi với TheLEADER, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel đã nêu rõ một số "điểm nghẽn" hiện nay trong phát triển du lịch cần sớm được tháo gỡ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển và thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, trước hết là chính sách miễn thị thực. Chính phủ cần có sự cải tiến về miễn thị thực nhiều hơn nữa. Hiện nay, các nước trong khu vực đều có chính sách miễn thị thực cao hơn Việt Nam rất nhiều. Điển hình như Thái Lan miễn thị thực cho công dân 61 nước, vùng lãnh thổ; Malaysia miễn thị thực cho công dân 155 nước và vùng lãnh thổ; Singapore miễn thị thực cho công dân 158 nước và vùng lãnh thổ; Indonesia miễn cho công dân 169 nước và vùng lãnh thổ...
Các nước này đều đã áp dụng những chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu, cấp thị thực điện tử (e-visa) và thực tế đã cho thấy những chính sách này đang phát huy hiệu quả rất tốt trong việc thu hút khách du lịch.
"Do đó, tôi kiến nghị cần kéo dài thời gian du khách được phép miễn thị thực tại Việt Nam lên 30 ngày so với 15 ngày như hiện nay. Có như vậy mới lôi kéo được du khách ở lại Việt Nam nhiều hơn. Bởi thời gian miễn thị thực 15 ngày như hiện nay là quá ít", ông Kỳ nhận định.
Cùng với đó, việc Việt Nam miễn visa theo năm (miễn visa cho công dân năm nước châu Âu đến du lịch tại Việt Nam từ 15 ngày trở xuống, gia hạn từng năm một) khá... đánh đố du khách và vướng về luật. Bởi một khi du khách rời khỏi Việt Nam thì 30 ngày sau mới được nhập cảnh trở lại.
"Theo tôi, chúng ta nên cam kết miễn visa từ 3 - 5 năm. Hiện nay chúng ta cam kết từng năm một, không thuận tiện cho việc phát triển. Các cơ quan chức năng cần có chính sách sớm tháo gỡ vấn đề này vì visa là yếu tố quan trọng để xây dựng những kế hoạch dài hơi trong phát triển du lịch", ông Kỳ chia sẻ.
Bên cạnh đó, vấn đề visa điện thử hiện nay, ngoài 40 nước hiện có, cần mở rộng thêm 12 nước. Chính phủ có thể chọn những thị trường nguồn, top 10 thị trường có lượng du khách đến Việt Nam nhiều nhất hoặc chọn tốp 10 quốc gia có thu nhập cao nhất trên thế giới, nhóm du khách sẵn sàng chi tiêu cao.
Thứ hai, theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng hội đồng xúc tiến du lịch quốc gia. Bởi hiện nay tại Trung ương, các địa phương và các bộ ngành đều có chính sách du lịch riêng, rất thiếu đồng bộ. Điều này dẫn đến việc quỹ xúc tiến dành cho du lịch đã ít nhưng lại lẻ tẻ, không chuyên nghiệp và thiếu hiệu quả.
Thứ ba, Việt Nam cần có các cơ quan xúc tiến du lịch tại nước ngoài, nhất là tại các thị trường khách du lịch trọng điểm. Trong khi đó, đến giờ phút này, ViệtN cham vẫn chưa có một văn phòng nào tại nước ngoài do bị vướng bởi luật các cơ quan quản lý Việt Nam tại nước ngoài,
Thứ tư, theo ông Kỳ, về quỹ quảng bá du lịch, tháng 8/2016 Chính phủ cam kết 200 tỷ đồng, tuy nhiên hiện quỹ này vẫn chưa có. Bản thân các doanh nghiệp cũng cần có trách nghiệm trong việc xúc tiến, tự nguyện hỗ trợ đóng góp chung cho việc phát triển du lịch. Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia hiện nay hướng tới quỹ quảng bá du lịch 70 tỷ đồng trong năm 2017, mỗi thành viên đóng góp 5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần cần có hội đồng quản lý quỹ quảng bá du lịch này để sử dụng dòng tiền một cách hiệu quả, phục vụ hoạt động du lịch.
Một vấn đề nữa là việc xúc tiến thương hiệu du lịch quốc gia. "Hiện nay Việt Nam chưa có một thương hiệu du lịch quốc gia ổn định, dẫn đến lãng phí nguồn lực cũng như chưa tập trung được nguồn lực cho việc phát triển. Thương hiệu chúng tôi đang đề xuất là ẩm thực. Ẩm thực Việt Nam rất nổi tiếng, việc phát triển thương hiệu du lịch này vừa có chi phí thấp lại mang lại hiệu quả nhanh và độ phổ cập lớn", ông Kỳ cho biết.
Cùng với đó, Nhà nước cần triển khai nhanh việc đưa nghị định 08 vào cuộc sống, củng cố việc xây dựng và đưa vào hoạt động ban chỉ đạo quốc gia về du lịch chứ không thể kiêm nghiệm như hiện nay.
Cũng theo ông Kỳ, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên kết, liên ngành và liên vùng cao, vì vậy để giải quyết bất cứ "điểm nghẽn" nào trong ngành du lịch cũng đòi hỏi nỗ lực rất lớn của Chính phủ, cũng như các cơ quan quản lý... Tất cả nhằm mục tiêu vì một nền du lịch Việt Nam phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.
Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.
Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.
Thuế thu nhập cá nhân sau hơn 15 năm không điều chỉnh đang bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.
Theo ông Hoàng Nam Tiến, câu chuyện về AI sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, vẽ lại bản đồ lao động và mô hình kinh doanh toàn cầu.
Quy hoạch không gian phát triển các đơn vị hành chính mới làm thế nào phát huy được sức mạnh tổng thể, đảm bảo lợi ích bền vững về dài hạn?
Khi tham gia quá trình logistics xanh, doanh nghiệp Việt Nam phải giải quyết bài toán về nhận thức, thói quen cũng như hạ tầng, chi phí, lựa chọn công nghệ.
Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.
UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 6,9%, tăng gần 1 điểm phần trăm so với trước đó khi giai đoạn căng thẳng nhất đã qua.
Điện mặt trời đang mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển bền vững.
Nửa đầu năm 2025, TP.HCM chỉ có 5.556 căn nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán, chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Thủ Đức (cũ).
Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.
Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.