Tiêu điểm
Triển vọng lạc quan của tăng trưởng kinh tế nửa cuối năm 2022
Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng, GDP của Việt Nam đã tăng mạnh trong quý II và sẽ còn tăng vọt trong quý III/2022 nhờ vào sự tiếp tục gia tăng của tiêu dùng trong nước.

Quý II/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng trưởng hàng quý nhanh nhất trong hơn một thập kỷ nhờ tiêu dùng nội địa gia tăng mạnh mẽ.
Tăng trưởng GDP quý II vượt bậc khiến Công ty cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital (VCFM) nâng mức dự báo tăng trưởng của năm 2022 sẽ đạt 6,5% lên 7,5%, thậm chí nhiều khả năng có thể đạt mức hơn 7,5%.
Riêng tăng trưởng GDP trong quý III được dự báo có khả năng sẽ vượt 10% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong quý III/2021 khiến mức GDP thấp khi so sánh với hoạt động của quý III năm nay.

Kinh tế trưởng VinaCapital, ông Michael Kokalari cho rằng, cảnh báo duy nhất cho triển vọng khả quan của tăng trưởng GDP của Việt Nam là GDP của Mỹ đang chậm lại. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ đang đè nặng lên nhu cầu đối với các sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam” như ti vi, đồ nội thất và điện thoại thông minh.
Ngoài ra, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đã chậm lại khoảng 50% so với cùng kì trong 6 tháng đầu năm 2021, xuống còn khoảng 23% so với cùng kì trong 6 tháng đầu năm 2022.
Tuy nhiên, theo ông Michael, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ giảm xuống khoảng 10% vào cuối năm do nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Điều này đã được cân nhắc khi dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam từ đầu năm.
Vào thời điểm đó, quan điểm của VinaCapital đã cho rằng tăng trưởng sản lượng sản xuất của Việt Nam sẽ chậm lại vào năm 2022. Thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất đã có dấu hiệu giảm tốc từ mức tăng trưởng 11,6% trong 6 tháng đầu năm 2021, xuống mức tăng trưởng 9,7% trong nửa đầu năm nay do nhu cầu hàng sản xuất tại Việt Nam bắt đầu giảm sút. Đơn cử như sản xuất ti vi giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, GDP của Việt Nam đã tăng từ 5,6% so với cùng kì trong 6 tháng đầu năm 2021, lên 6,4% trong nửa đầu năm nay mặc dù thặng dư ngân sách của Chính phủ Việt Nam tăng hơn gấp đôi từ 2,2% GDP trong nửa đầu năm 2021, lên mức ước tính 5% GDP.
Đây là một yếu tố làm chậm mức độ tăng trưởng nền kinh tế nhưng đã được bù đắp lại sự gia tăng của doanh thu bán lẻ thực (doanh số bán lẻ được điều chỉnh sau lạm phát) từ mức tăng trưởng 1,9% so với cùng kì trong 6 tháng đầu năm 2021 lên mức tăng trưởng 7,9% trong 6 tháng đầu năm nay.
Việc tăng trưởng tiêu dùng nội địa đã thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm và cũng đẩy mạnh tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp tiêu dùng không thiết yếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Đơn cử như Digiworld (DGW), nhà bán lẻ chuyên về điện tử tiêu dùng/điện thoại di động và nhà bán lẻ trang sức (PNJ) ước đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 50-60% trong 6 tháng đầu năm 2022.
Lợi nhuận của FPT Retail (FRT) ước tăng gấp 5 lần nhờ sự tăng trưởng doanh thu từ bán lẻ không thiết yếu như điện thoại iPhone và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác và đồng thời từ doanh thu của chuỗi nhà thuốc Long Châu do các bệnh nhân quay trở lại với thói quen phòng chữa bệnh như trước Covid-19.
Tương tự như vậy, Covid-19 tại Việt Nam về cơ bản đã được khống chế, du lịch nội địa đã phục hồi - vượt mức trước Covid-19, vì vậy lợi nhuận của Tổng công ty Cảng Hàng Không Việt Nam (ACV) đã tăng hơn gấp đôi và “doanh thu ký bán” để mua các sản phẩm nhà ở mới được xây dựng của các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu như Tập đoàn Nam Long (NLG) và Vinhomes (VHM) đã tăng hơn 100% so với cùng kì trong nửa đầu năm.
Đã có những hình ảnh và tin tức về người mua xếp hàng để đặt cọc cho các bất động sản họ muốn mua – và “giá trị hợp đồng ký bán” tăng mạnh sẽ được chuyển thành mức doanh thu và lợi nhuận tốt trong trung hạn, khi mà các sản phẩm nhà ở được hoàn thiện và bàn giao cho người mua.

Cũng theo ông Michael, một tín hiệu tích cực nữa của kinh tế Việt Nam là triển vọng lạm phát ổn định. Các nhà đầu tư đang tập trung về làn sóng lạm phát đang lan rộng trên toàn cầu, tuy nhiên lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức rất khiêm tốn, chỉ 3,4% so với cùng kì vào cuối tháng 6.
Tỷ lệ lạm phát thấp của Việt Nam xuất phát từ khả năng sản xuất dư lương thực của Việt Nam để cho người dân. Vì thế, ảnh hưởng chính đến lạm phát ở Việt Nam là do giá dầu toàn cầu tăng vọt, cho nên việc giá dầu giảm gần đây sẽ giúp các nhà đầu tư có thể yên tâm về quỹ đạo lạm phát có thể xảy ra ở Việt Nam trong thời gian còn lại của năm 2022.
Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đã cắt giảm thuế môi trường cho mặt hàng này vào ngày 1/4 và một lần nữa vào ngày 11/7 khiến giảm giá xăng bán lẻ tổng cộng khoảng 10%, mặc dù giá xăng hiện vẫn tăng gần 40% so với cùng kì.
Điều quan trọng là ngay cả sau những đợt cắt giảm thuế này, Chính phủ vẫn có khả năng giảm giá xăng dầu thêm 26%, điều này làm giảm mức tăng của CPI.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có khả năng duy trì tốt trong phạm vi nhắm đến của Ngân hàng Nhà nước (lạm phát trung bình của năm không vượt quá 4%), nên rất khó có khả năng tăng lãi suất chính sách trong năm nay, trái ngược với tất cả thị trường mới nổi trong khu vực đều đang tăng lãi suất.
Ngoài ra, mức lạm phát cũng đã hỗ trợ một phần cho giá trị của Đồng Việt Nam, vốn đã mất giá chỉ 3% so với đầu năm, mặc dù giá trị của Đô la Mỹ tăng 13% so với đầu năm, dựa trên chỉ số DXY. Ngoài ra, việc Bộ Tài chính Mỹ bày tỏ mong muốn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép giá trị của VND được thả nổi sẽ khiến giá trị của VND gia tăng trong năm 2023.
Với những yếu tố trên, ông Michael cho rằng, GDP của Việt Nam đã tăng mạnh trong quý II và sẽ còn tăng vọt trong quý III nhờ vào sự tiếp tục gia tăng của tiêu dùng trong nước.
Đây sẽ là một chất xúc tác quan trọng để các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Đáng tiếc, thị trường chứng khoán của Việt Nam đã không được hưởng lợi nhiều từ mức tăng trưởng GDP ấn tượng trong năm. Nguyên nhân một phần là do bất ổn của thị trường toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Michael kỳ vọng, thu nhập của thị trường sẽ tăng 16% trong năm nay, nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Lợi nhuận của các quỹ mở cổ phiếu VinaCapital-Veof và VinaCapital-Vesaf do VinaCapital quản lý được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Tính từ đầu năm đến 30/6/2022, hai quỹ mở nêu trên đang lần lượt đứng thứ 2 và thứ 4 trong nhóm quỹ cùng loại về lợi nhuận. Do đó, ông Michael kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ của cả VN-Index và giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ này vào cuối năm 2022.
GDP quý II tăng 7,72%, cao nhất trong 11 năm qua
Thách thức lớn nhất của tăng trưởng kinh tế nửa cuối 2022
Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giữ ở mức khả quan, song nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thách thức của nửa cuối năm sẽ là rất lớn do áp lực lạm phát tăng cao.
Điểm sáng đầu tiên trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2022
So với trung bình giai đoạn 2017-2021, vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm 2022 ghi nhận mức cao kỷ lục khi gấp 1,2 lần và số doanh nghiệp trở lại hoạt động cũng tăng mạnh 1,9 lần. Đây được xem là một trong những điểm sáng của kinh tế nửa đầu năm nay.
Kinh tế trưởng VinaCapital: Việt Nam chống chịu tốt hơn các cơn bão kinh tế toàn cầu
Ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng VinaCapital nhận định, khả năng chống chịu tốt của kinh tế Việt Nam trước các rủi ro toàn cầu, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người cao sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán hồi phục mạnh khi Fed từ bỏ việc tăng lãi suất.
Đã triển khai đến đâu chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội?
Đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, đến nay, một số cơ chế, chính sách cơ bản thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã hoàn tất rà soát, bước đầu giải ngân, đưa nguồn lực vào nền kinh tế, nhất là về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Vietjet lập hãng hàng không tại Kazakhstan
Vietjet và Qazaq Air vừa công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka
Bên lề chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
F88 có 5 quý hồi phục liên tiếp, chính thức thành công ty đại chúng
Quý thứ năm liên tiếp F88 ghi nhận sự cải thiện ấn tượng về chất lượng tài sản, doanh thu, lợi nhuận và triển vọng tín nhiệm.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc sang Mỹ, chạy đua trước thuế quan
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược, tập trung vào sản phẩm giá trị gia tăng và đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Smart City Asia 2025, đòn bẩy công nghệ cho đô thị thông minh
Smart City Asia 2025 không chỉ là sự kiện trưng bày công nghệ mà còn là diễn đàn chiến lược để định hình tương lai các thành phố Việt Nam.
Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước
Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.
Vietjet lập hãng hàng không tại Kazakhstan
Vietjet và Qazaq Air vừa công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam.
Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura
Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.
Lý do bất động sản thương mại tại lõi trung tâm tăng nhiệt trên toàn cầu
Tại trung tâm tài chính sôi động bậc nhất thế giới - Manhattan, một mét vuông bất động sản thương mại có thể trị giá bằng cả một gia sản. Ở Dubai, vị trí vàng trong những khu thương mại sầm uất đang là cuộc đua khốc liệt giữa các thương hiệu toàn cầu. Tại Việt Nam, “cuộc săn” mặt bằng bán lẻ tại vùng lõi trung tâm TP.HCM hay Hà Nội cũng ngày càng cam go.