TS. Nguyễn Đức Thành: 'Khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế'

An Chi Thứ năm, 10/01/2019 - 15:01

TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách

Giải mã con số tăng trưởng kỷ lục của kinh tế Việt Nam năm 2018

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam quý IV/2018 tăng trưởng ở mức 7,31%. Tính chung cả năm 2018, GDP ước tăng 7,08%, mức tăng cao nhất sau khủng hoảng tài chính 2008 - 2009. 

Lý giải về con số tăng trưởng kỷ lục này, tại buổi Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý IV và cả năm 2018" do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức, TS. Nguyễn Đức Thành Viện trưởng VEPR cho rằng, chu kì tăng trưởng đi lên của kinh tế Việt Nam từ năm 2013 vẫn đang được duy tri suốt 5 năm qua.

Trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ trong năm 2018 tiếp tục là ngành tăng trưởng nhanh nhất khu vực chiếm 8,51% và đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (0,92%). Các ngành khác như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động kinh doanh bất động sản cũng đóng góp đáng kể.

Đáng chú ý, du lịch tiếp tục là điểm sáng với lượng khách quốc tế tới Việt Nam năm 2018 đã vượt qua con số 15 triệu, tăng gần 20% so với năm 2017, theo số liệu từ Tổng cục Du lịch. 

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chứng kiến sự phục hồi vững chắc với những yếu tố thuận lợi từ thời tiết và thị trường thế giới. Mức tăng trưởng 3,76% là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018. Trong đó, ngành thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra, vẫn tiếp tục là điểm sáng của khu vực này nhờ thị trường tiêu thụ tăng trưởng mạnh.

Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2018 có mức tăng khá 8,85%, cao hơn tương đối nhiều so với cùng kỳ các năm trước (2016: 7,57%; 2017: 8,00%). 

Theo ông Thành, đây cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế tác với đầu tàu Samsung tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của khu vực này với mức tăng cao 12,98%.

Những thách thức đối với kinh tế Việt Nam 2019 và vai trò của CFO

Đáng chú ý, thặng dư thương mại đạt kỷ lục, thương mại quý IV tiếp tục có những bước tiến tích cực, tuy không còn ghi nhận mức tăng trưởng cao như cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 9,2% và 13,7% so với cùng kỳ năm 2017. Đây cũng là quý thứ sáu liên tiếp Việt Nam có thặng dư thương mại và đạt 0,9 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2018 ước đạt 244,72 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tới từ nhóm doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng chủ yếu. Xuất khẩu từ khu vực này đạt 175,52 tỷ USD, chiếm 71,7% tổng kim ngạch và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu từ khu vực trong nước cũng có sự cải thiện đáng kể khi tăng đến 18,2%. 

Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2018 tăng trưởng khoảng 12,5% và ước đạt 237,51 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu của khu vực FDI chiếm 142,71 tỷ USD và khu vực trong nước là 94,80 tỷ USD. Điều này dẫn tới tình trạng xuất siêu 32,81 tỷ USD của khu vực vốn đầu tư nước ngoài và nhập siêu 25,60 tỷ USD của khu vực trong nước trong năm 2018.

"Tuy nhiên, việc kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực xuất khẩu nói riêng phụ thuộc quá lớn vào khu vực FDI cũng chính là điểm yếu của nền kinh tế. Đặc biệt, thành tích xuất khẩu của khu vực FDI lại chịu chi phối bởi một số doanh nghiệp lớn như Samsung khi chỉ riêng xuất khẩu điện thoại và linh kiện ước chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm", ông Thành nhấn mạnh.

Về những điểm sáng của kinh tế Việt Nam 2018, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, doanh nghiệp tư nhân trong năm vừa qua cũng đã có nhiều bước phát triển tích cực đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Điển hình như việc khu vực doanh nghiệp tư nhân có hai tỷ phủ mới là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Ô tô Trường Hải và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát. 

Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn của doanh nghiệp tư nhân như Vinfast, Sân bay quốc tế Vân Đồn của Sungroup đang cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Trước đây, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hầu hết đều đầu tư rất nhiều vào bất động sản nhưng hiện nay họ đã đầu tư sang công nghệ, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và các lĩnh vưc khác, đây là điều đáng hoan nghênh của nền kinh tế, bà Lan nhận định.

Mặt khác, theo bà Lan, ngoài việc xuất khẩu tăng dựa vào khu vực FDI thì xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu có sự chuyển dịch tăng 17%. Đặc biệt là xuất khẩu nông sản, các mặt hàng dệt may, da giày, gỗ đã đóng góp vào tăng trường.

Kinh tế Việt Nam trong dài hạn vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI

Về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019, ông Thành cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% của Quốc hội là có thể đạt được. Thậm chí, chỉ tiêu về tăng trưởng GDP hoàn toàn có thể vượt qua trong bối cảnh Việt Nam đang hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Ông Thành dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 6,9%, tăng 0,1% so với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 

Trong bối cảnh đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước nên đặt nhiệm vụ trọng tâm là thu gọn đầu mối quản lý, xóa bỏ các lực cản để từ đó thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, thay vì sa đà vào việc cố gắng bảo vệ và duy trì khu vực doanh nghiệp nhà nước vốn dĩ không thể hoạt động hiệu quả bằng khu vực tư nhân. 

Hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế được kỳ vọng sẽ khởi sắc nếu các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EU chính thức được thông qua. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước một cơ hội lớn hiếm hoi trước xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất. 

Tuy nhiên, để cơ hội trở thành hiện thực đòi hỏi rất nhiều ở việc cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động trong nước của Việt Nam. Có như vậy, Việt Nam mới tìm được các động lực mới để tăng trưởng, ông Thành nhận định.

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018

Tiêu điểm -  5 năm
10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018
10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018

10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018

Tiêu điểm -  5 năm
10 sự kiện - vấn đề kinh tế và quản trị 2018
Tổng giám đốc World Bank: 'Triển vọng kinh tế thế giới đang tối dần'

Tổng giám đốc World Bank: 'Triển vọng kinh tế thế giới đang tối dần'

Tiêu điểm -  5 năm

Ngân hàng thế giới cảnh báo, thương mại quốc tế và các hoạt động sản xuất đang sụt giảm, trong khi căng thẳng thương mại ngày càng leo thang. Một số nền kinh tế mới nổi cũng đang chịu sức ép lớn từ thị trường tài chính.

TS. Lê Đình Ân: 'Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa bền vững'

TS. Lê Đình Ân: 'Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa bền vững'

Leader talk -  5 năm

Theo TS. Lê Đình Ân, bức tranh kinh tế năm 2019 về cơ bản vẫn đang trên đà phát triển tích cực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cần lớn mạnh để trở thành động lực cho tăng trưởng, từng bước giảm sự phụ thuộc vào FDI.

Nền kinh tế số Việt Nam thay đổi thế nào trước làn sóng cách mạng 4.0?

Nền kinh tế số Việt Nam thay đổi thế nào trước làn sóng cách mạng 4.0?

Tiêu điểm -  5 năm

Nền kinh tế số Việt Nam ước tính có quy mô 9 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 33 tỷ USD vào năm 2025, vươn lên vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Chính phủ ban hành hai nghị quyết về phát triển kinh tế 2019

Chính phủ ban hành hai nghị quyết về phát triển kinh tế 2019

Tiêu điểm -  5 năm

Chính phủ xác định phương châm hành động để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của năm 2019 là kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  14 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  17 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  17 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?