TS. Tống Thị Minh: Tăng lương cho công nhân thì lãi còn được bao nhiêu

Ngọc Mỹ - Thu Uyên Thứ năm, 28/02/2019 - 11:08

Nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động Tống Thị Minh cho rằng, dệt may là một ngành đặc thù, chỉ cần tăng thêm 1% lương cho công nhân thì chi phí sản xuất sẽ đội lên 3 - 4%, vậy lãi còn được bao nhiêu.

TS. Tống Thị Minh, chuyên viên cao cấp lĩnh vực lao động - tiền lương chia sẻ tại tọa đàm "Tiền lương không đủ sống và hệ lụy" do Oxfam tổ chức

Báo cáo về tiền lương không đủ sống và hệ lụy của Oxfam và Viện Công nhân và công đoàn cho thấy, hàng triệu công nhân dệt may đang phải sống lay lắt vì lương thấp, mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của nợ nần. Bởi có tới 99% lao động trong ngành này không được trả mức lương đủ sống theo chuẩn mức lương sàn châu Á

Tuy nhiên, TS. Tống Thị Minh, nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), chuyên viên cao cấp lĩnh vực lao động - tiền lương lại cho rằng, báo cáo này của Oxfam mới chỉ đứng trên khía cạnh hệ lụy của tiền lương không đủ sống chứ chưa đưa ra được bức tranh tổng thể về tiền lương của ngành dệt may Việt Nam.

Theo bà Minh, từ thực tiễn chuỗi cung ứng trong ngành may của Việt Nam hiện nay, đây là một ngành đặc thù của nền kinh tế. Hàng năm, mỗi khi bàn đến chính sách lương thì đều phải chú ý đến tiền lương tối thiểu của công nhân ngành dệt may vì phần lớn họ là lao động phổ thông, trình độ thấp, số lao động trong ngành di chuyển sang ngành khác lớn khoảng 30 - 40%.

Lao động trẻ mới vào sẽ mất nhiều kinh phí đào tạo, năng suất và chất lượng sản phẩm tạo ra còn thấp nên để đạt được mức lương tối thiểu thì phải bù trừ từ những người có lương cao cho người ở mức lương thấp.

Thêm nữa, dù ngành dệt may đem về nguồn thu lớn cho xuất khẩu Việt Nam nhưng trong đó 92% là chi phí sản xuất, nếu tăng thêm 1% lương cho công nhân thì chi phí sản xuất đội lên 3 - 4%, vậy lãi còn được bao nhiêu.

Khi tham gia vào chuỗi cung ứng, ngành dệt may Việt Nam chỉ làm gia công. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) giai đoạn 1997 - 2007, trong chuỗi giá trị, tỷ trọng của quy trình gia công thấp hơn nhiều so với quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D) hay bán hàng nên giá trị gia tăng thấp.

Việc tham gia vào các Hiệp định tự do thương mại (FTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại nhiều thuận lợi cũng như thách thức đối với ngành dệt may. Thách thức là trong bối cảnh các FTA và cách mạng công nghiệp 4.0 được áp dụng, vấn đề việc làm của công nhân sẽ gặp ảnh hưởng vì bị thay thế bởi công nghệ và robot. Nhưng khi tham gia vào sân chơi lớn, các doanh nghiệp may Việt Nam sẽ được chia sẻ trách nhiệm, người lao động có thể đàm phán tăng lương.

“Giải pháp cốt lõi là tăng mức lương nhất là lương tối thiểu”

PGS.TS Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn cho rằng, lương đủ sống và lương tối thiểu là không đồng nhất: Lương đủ sống đề cập đến yếu tố tích lũy còn lương tối thiểu chưa tính đến yếu tố này.

TS. Tống Thị Minh: 'Tăng lương cho công nhân thì lãi còn được bao nhiêu'
PGS.TS Vũ Quang Thọ chia sẻ tại tọa đàm do Oxfam tổ chức

Ông Thọ khẳng định, hầu hết cán bộ, công chức chưa đạt được lương đủ sống và chính vì không đủ sống nên phải làm thêm, do đó có hai tình huống xảy ra:

Một là, nếu công nhân buộc phải làm thêm giờ trong thời gian dài sẽ khiến nguồn nhân lực kiệt quệ trong tương lai, do đó cần phải hạn chế thời gian làm thêm giờ.

Ngược lại, một bộ phận khác lại mong muốn làm thêm giờ vì cho đến cuối cùng mục đích của họ vẫn chỉ là sống và làm việc. Ông đưa ra ví dụ trong một lần đến Tây Nguyên, công nhân của một doanh nghiệp đã đình công hoặc bỏ đi nơi khác vì không cho làm thêm giờ.

Lý do của điều tưởng chừng như nghịch lý này là bởi họ không thể tự quyết định được cuộc sống của mình nếu chỉ nhận mức lương từ số ngày làm việc chính thức: “Anh nói chuyện với tổng giám đốc của chúng em chia lương cho 24 ngày trong tháng để căn cứ vào số tiền nhận được rồi mới quyết định mức sống”.

Ông Thọ cũng dẫn một trường hợp nghiên cứu trong báo cáo của Oxfam về lương đủ sống của Việt Nam và Bangladesh rất sát nhau trong khi trình độ phát triển của Bangladesh kém chúng ta rất xa. Hơn nữa, chỉ trong ngành dệt may đã có tới 3 triệu công nhân sống dưới mức tối thiểu.

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang đổi mới và cải thiện chính sách tiền lương, ông Thọ cho rằng, giải pháp cốt lõi cho việc này là tăng mức lương, đặc biệt là mức lương tối thiểu để đảm bảo người công nhân có thể đủ sống. 

Cơ sở tính mức lương tối thiểu
Hàng năm, Hội đồng tiền lương quốc gia đều phải xây dựng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở đưa ra mức lương tối thiểu. Hội đồng sử dụng số liệu chính thức, đủ độ tin cậy của Tổng cục Thống kê, dựa trên các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam để đưa ra mức tiền lương tối thiểu đảm bảo cuộc sống cho người lao động và tái sản xuất sức lao động cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu còn phụ thuộc vào mô hình chi tiêu. Việt Nam có 4 vùng kinh tế khác nhau nên nhu cầu chi tiêu là khác nhau, vì vậy 5 năm/lần, Hội đồng tiền lương quốc gia phải tính toán lại rổ hàng hóa. Hiện nay, chi phí dành cho khối phi lương thực ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với khối thực phẩm.
Theo Nghị quyết 27, đến năm 2020, tiền lương tối thiểu phải đủ đảm bảo mức sống tối thiểu để điều chỉnh lại giá cả hàng hóa; Hội đồng tiền lương quốc gia phải hình thành cơ sở dữ liệu tiền lương thống nhất và đảm bảo tuân thủ quyền cơ bản của người lao động.
Sau năm 2021, có 2 cải cách sẽ chỉ ra đường hướng của thị trường. Nhà nước sẽ chỉ quyết định tiền lương tối thiểu và không còn nguyên tắc bảng lương. Do vậy, người lao động phải tự đàm phán thương lượng với doanh nghiệp, trong đó nhiệm vụ rất lớn đặt lên vai của công đoàn, cán bộ công đoàn phải có năng lực để tham gia vào cải cách này.
(TS. Tống Thị Minh, nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Tiêu điểm -  6 năm
Oxfam cho biết, tại Việt Nam hiện nay, có tới 99% công nhân may không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương châu Á và 74% không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu.
Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Tiêu điểm -  6 năm
Oxfam cho biết, tại Việt Nam hiện nay, có tới 99% công nhân may không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương châu Á và 74% không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu.
VietnamWorks: 64% doanh nghiệp thưởng Tết hơn 1 tháng lương

VietnamWorks: 64% doanh nghiệp thưởng Tết hơn 1 tháng lương

Tiêu điểm -  6 năm

25% nhân viên được khảo sát cho biết sẽ nghỉ việc sau Tết nếu không nhận được mức thưởng như mong đợi.

Tăng lương cơ sở lên 1.490.000 đồng/tháng từ 1/7/2019

Tăng lương cơ sở lên 1.490.000 đồng/tháng từ 1/7/2019

Tiêu điểm -  6 năm

Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được đề xuất tăng thêm 7,19% từ 1/7/2019.

Chênh lệch cao về tiền lương giữa nam và nữ

Chênh lệch cao về tiền lương giữa nam và nữ

Phát triển bền vững -  6 năm

Báo cáo mới nhất về Tiền lương Toàn cầu của ILO cho thấy tăng trưởng tiền lương toàn cầu ở mức thấp trong khi chênh lệch lương theo giới tiếp tục ở mức quá cao, 20%, trên toàn cầu.

Chuyên gia ngoại tại Việt Nam nhận mức lương cao thứ hai trong khu vực

Chuyên gia ngoại tại Việt Nam nhận mức lương cao thứ hai trong khu vực

Tiêu điểm -  6 năm

Chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam tiết lộ mức lương trung bình hàng năm mà họ kiếm được khoảng 90.408 USD, 31% trong đó cho biết thu nhập của họ tăng từ 25% trở lên mỗi năm.

Lập tổ chuyên trách về pin lưu trữ, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Lập tổ chuyên trách về pin lưu trữ, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  16 giờ

Tổ chuyên trách hệ thống pin lưu trữ năng lượng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu tham vọng về công suất lưu trữ bằng pin.

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Tiêu điểm -  18 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đăng trên trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sáng 14/4.

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Tiêu điểm -  18 giờ

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết "Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc" trên Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có bài viết đăng trên Báo Nhân dân với tiêu đề “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lê

Du khách Việt đang săn đón điểm đến nào dịp lễ tới?

Du khách Việt đang săn đón điểm đến nào dịp lễ tới?

Tiêu điểm -  20 giờ

Du khách Việt Nam ưa chuộng nghỉ dưỡng ven biển và các thành phố giàu bản sắc văn hóa, khảo sát từ Booking mới đây tiết lộ.

Sẽ kỷ luật nếu để chậm 8 dự án năng lượng trọng điểm

Sẽ kỷ luật nếu để chậm 8 dự án năng lượng trọng điểm

Tiêu điểm -  22 giờ

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu đẩy chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thi công và đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ 8 dự án trọng điểm ngành năng lượng.

Cú xoay chiến lược của bảo hiểm nhân thọ

Cú xoay chiến lược của bảo hiểm nhân thọ

Tài chính -  45 phút

Thay vì gia tăng doanh thu, lợi nhuận, củng cố niềm tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu với các công ty bảo hiểm nhân thọ ở thời điểm này.

Nhà đầu tư săn đất nền Quy Nhơn, chung cư xuống giá

Nhà đầu tư săn đất nền Quy Nhơn, chung cư xuống giá

Bất động sản -  53 phút

Trong khi đất nền thu hút dòng tiền đầu tư, thì phân khúc chung cư tiếp tục suy giảm về giá và gặp khó khăn trong việc bàn giao dự án đúng tiến độ.

Nguồn cung nhỏ giọt – vì sao nhà thấp tầng vẫn là lựa chọn an toàn của giới thượng lưu?

Nguồn cung nhỏ giọt – vì sao nhà thấp tầng vẫn là lựa chọn an toàn của giới thượng lưu?

Bất động sản -  2 giờ

Thị trường bất động sản TP.HCM đang chứng kiến sự giảm mạnh về nguồn cung nhà ở liền thổ cao cấp, đặc biệt tại khu vực Nam Sài Gòn – nơi từng dẫn dắt xu hướng sống của giới thượng lưu trong nhiều năm qua. Khi quỹ đất ngày càng eo hẹp và sản phẩm mới gần như vắng bóng, nhu cầu tìm kiếm biệt thự, nhà phố chất lượng cao lại không ngừng tăng, thúc đẩy phân khúc này vào trạng thái được “săn đón” và hấp thụ mạnh mẽ.

Lập tổ chuyên trách về pin lưu trữ, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Lập tổ chuyên trách về pin lưu trữ, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  16 giờ

Tổ chuyên trách hệ thống pin lưu trữ năng lượng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu tham vọng về công suất lưu trữ bằng pin.

Biến động nhân sự cấp cao tại TPS

Biến động nhân sự cấp cao tại TPS

Tài chính -  17 giờ

Những biến động về nhân sự cùng áp lực tài chính từ các khoản phải thu đang đặt TPS vào giai đoạn thử thách trong quá trình tái cấu trúc bộ máy điều hành.

Chủ tịch Nguyễn Trung Vũ và bản đồ tư duy mới của Cen Group

Chủ tịch Nguyễn Trung Vũ và bản đồ tư duy mới của Cen Group

Leader talk -  17 giờ

Không chỉ tái xuất với vai trò phân phối bất động sản, Cen Group dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trung Vũ đang viết lại vai trò của chính mình: bước vào sân chơi phát triển bất động sản và đồng thời nuôi tham vọng trở thành một tổ chức giáo dục hàng đầu.

Kia ưu đãi hấp dẫn cho nhiều dòng xe dịp lễ 30/4 - 1/5

Kia ưu đãi hấp dẫn cho nhiều dòng xe dịp lễ 30/4 - 1/5

Doanh nghiệp -  17 giờ

Chào mừng đại lễ 30/4 và 1/5, Thaco Auto áp dụng chương trình ưu đãi lên đến 50 triệu đồng cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho các dòng xe Kia, áp dụng theo điều kiện và điều khoản của thương hiệu.