Phát triển bền vững
Chênh lệch cao về tiền lương giữa nam và nữ
Báo cáo mới nhất về Tiền lương Toàn cầu của ILO cho thấy tăng trưởng tiền lương toàn cầu ở mức thấp trong khi chênh lệch lương theo giới tiếp tục ở mức quá cao, 20%, trên toàn cầu.

Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tăng trưởng tiền lương toàn cầu năm 2017 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, thấp hơn nhiều so với các mức tăng trưởng tiền lương trước thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Báo cáo Tiền lương Toàn cầu 2018/2019 cho thấy mức tăng trưởng tiền lương toàn cầu thực tế, sau khi điều chỉnh theo lạm phát đã sụt giảm từ 2,4% năm 2016 xuống còn 1,8% năm 2017, kết quả này được công bố trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ 136 quốc gia.
Khi phân tích về tăng trưởng tiền lương, báo cáo chỉ ra rằng tăng trưởng tiền lương thực tế của các quốc gia phát triển trong nhóm G20 đã giảm từ 0,9% năm 2016 xuống còn 0,4% năm 2017. Ngược lại, ở các quốc gia đang phát triển và mới nổi thuộc G20, tăng trưởng tiền lương thực tế dao động trong khoảng 4,9% năm 2016 và 4,3% năm 2017.
"Điều khó hiểu là ở các nền kinh tế có thu nhập cao, chúng ta thấy khi tăng trưởng GDP khôi phục và mức thất nghiệp giảm, tăng trưởng tiền lương lại chậm lại và có những dấu hiệu sớm cho thấy tình trạng tăng trưởng tiền lương chậm vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2018. Mức lương chững lại như vậy là một trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế và tăng mức sống", Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết.
Báo cáo cũng cho thấy trong vòng 20 năm qua, tiền lương thực tế trung bình đã tăng gần gấp ba lần ở các quốc gia mới nổi và đang phát triển thuộc G20, trong khi tốc độ tăng trưởng tiền lương chỉ đạt 9% ở các quốc gia G20 phát triển.
Tuy nhiên, ở nhiều nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình, bất bình đẳng về tiền lương vẫn duy trì ở mức cao và tiền lương thường không đủ để trang trải nhu cầu của người lao động và gia đình họ.
Chênh lệch lương theo giới đang ở mức cao
Báo cáo tính toán chênh lệch lương theo giới theo những cách sáng tạo và chính xác hơn, sử dụng dữ liệu từ khoảng 70 quốc gia và khoảng 80% lao động hưởng lương trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy phụ nữ tiếp tục bị trả lương thấp hơn nam giới khoảng 20% trên toàn cầu.
Ông Guy Ryder cho biết: “Chênh lệch lương theo giới là một trong những biểu hiện rõ nhất của bất bình đẳng xã hội và tất cả các quốc gia cần cố gắng hiểu rõ hơn những vấn đề tiềm ẩn của những biểu hiện này và đẩy mạnh tiến bộ hướng tới bình đẳng giới”.
Ở các quốc gia có thu nhập cao, chênh lệch tiền lương theo giới lớn hơn trong nhóm người lao động được trả lương cao nhất. Trong khi đó, ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chênh lệch tiền lương theo giới lại lớn hơn ở nhóm lao động được trả lương thấp hơn.
Với việc sử dụng những bằng chứng thực tiễn, báo cáo cũng chỉ ra rằng những cách lý giải truyền thống như sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam giới và phụ nữ làm những công việc được trả lương, chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc giải thích tình trạng chênh lệch tiền lương theo giới.
“Ở nhiều quốc gia, phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn nam giới vẫn hưởng mức lương thấp hơn, kể cả khi họ làm cùng ngành nghề”, bà Rosalia Vazquez-Alvarez, chuyên gia kinh tế và tiền lương của ILO, là một trong những tác giả của báo cáo, cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia này: “Tiền lương của cả phụ nữ và nam giới cũng có xu hướng thấp hơn ở các doanh nghiệp và ngành nghề có đông lao động nữ. Để giảm chênh lệch tiền lương theo giới, cần phải chú trọng hơn tới việc đảm bảo trả lương bình đẳng cho phụ nữ và nam giới và giải quyết tình trạng đánh giá thấp công việc của phụ nữ”.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chênh lệch tiền lương theo giới là vai trò làm mẹ. Báo cáo cho thấy những người mẹ thường có xu hướng được hưởng mức lương thấp hơn so với những người không làm mẹ. Điều này có thể liên quan đến một loạt các yếu tố trong đó có sự gián đoạn thị trường lao động, giảm giờ làm việc, làm các công việc phù hợp với gia đình hơn nhưng mức lương thấp hơn hay những quyết định thăng cấp mang tính dập khuôn ở cấp doanh nghiệp.
Theo báo cáo này, sự phân công trách nhiệm gia đình công bằng hơn giữa phụ nữ và nam giới trong nhiều trường hợp có thể khiến phụ nữ lựa chọn nghề nghiệp khác đi.
Đáng ngạc nhiên, bằng chứng cho thấy đã tồn tại chênh lệch tiền lương thậm chí trước cả khi phụ nữ có con, điều này cho thấy cần thiết phải đấu tranh loại bỏ định kiến và phân biệt đối xử tại thời điểm bắt đầu gia nhập thị trường lao động.
Chuyên gia ngoại tại Việt Nam nhận mức lương cao thứ hai trong khu vực
Chuyên gia ngoại tại Việt Nam nhận mức lương cao thứ hai trong khu vực
Chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam tiết lộ mức lương trung bình hàng năm mà họ kiếm được khoảng 90.408 USD, 31% trong đó cho biết thu nhập của họ tăng từ 25% trở lên mỗi năm.
JICA: Chuyên gia Nhật Bản nhận lương 700 triệu đồng/tháng ở Việt Nam là không chính xác
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) - đơn vị đại diện cho Nhật Bản trong việc hợp tác, phát triển ODA khẳng định, mức lương trung bình hàng tháng của các chuyên gia Nhật được trích dẫn trong văn bản của Bộ Tài chính là không chính xác.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Bị coi là ‘thủ phạm gây ô nhiễm’, ngành nhựa thích ứng thế nào?
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Hai thành viên của Tập đoàn TH đạt trung hòa carbon chuẩn quốc tế
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
'Doanh nghiệp Mỹ khó rút khỏi Việt Nam trong ngắn hạn'
Doanh nghiệp Mỹ có thể cân nhắc kỹ trong việc đầu tư mới hoặc mở rộng còn với các nhà máy đang hoạt động trôi chảy thì khả năng dịch chuyển rất thấp.
UOB tăng vốn điều lệ tại Việt Nam thêm 2.000 tỷ đồng
Lần tăng vốn mới này giúp vốn điều lệ của Ngân hàng UOB Việt Nam tăng gấp đôi so với năm 2021.
Bức tường thuế của ông Trump và bài học tự cường cho Việt Nam
Những thay đổi trong chính sách thuế và phục hồi sản xuất của Mỹ đang gây hiệu ứng dây chuyền lên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ẩn sau đó là bài học về cách một quốc gia phục hưng sức mạnh thực sự.
Du lịch Diên Khánh, có thể bạn chưa biết?
Từng là thủ phủ Khánh Hòa xưa, Diên Khánh mang trong mình lớp lớp thăng trầm lịch sử, cuốn người ta vào một miền ký ức dung dị mà sâu xa.
Biến căng thẳng thuế quan thành đòn bẩy cải cách
Dù phải đối mặt với thách thức từ mức thuế quan mới, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách nội tại để vươn mình trong bối cảnh mới.
Đô thị đảo du lịch - nghỉ dưỡng xa hoa bậc nhất miền Bắc: Tọa độ mới của giới đầu tư
Vinhomes Royal Island với hệ thống hạ tầng giao thông, tiện ích ngày một hoàn thiện đang khẳng định vị thế trung tâm trong lòng trung tâm TP. Hải Phòng. Tại đây, một đô thị đảo nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam đã hình thành với tiềm năng khai thác du lịch dẫn đầu miền Bắc.
Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng
Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).