Chuyên gia ngoại tại Việt Nam nhận mức lương cao thứ hai trong khu vực

Quỳnh Chi Thứ tư, 07/11/2018 - 16:56

Chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam tiết lộ mức lương trung bình hàng năm mà họ kiếm được khoảng 90.408 USD, 31% trong đó cho biết thu nhập của họ tăng từ 25% trở lên mỗi năm.

92% người nước ngoài thấy vui hoặc vui hơn khi làm việc ở Việt Nam so với tại quê hương.

Theo báo cáo năm thứ 11 khảo sát chuyên gia nước ngoài của HSBC, khi làm việc tại nước ngoài, các chuyên gia sẽ gia tăng thêm trung bình 21.000 USD vào thu nhập hàng năm – số tiền đủ để mua một chiếc xe mới, trả gấp hai lần số nợ trung bình của gia đình hoặc đủ trả tiền thuê nhà trong hai năm.

Nghiên cứu của ngân hàng quốc tế hàng đầu trên thế giới cho biết các chuyên gia cũng tìm hiểu kỹ các nước để tận dụng tối đa kỹ năng của mình. Thu nhập của họ tăng thêm khoảng 45% khi làm chính xác công việc của họ ở nước ngoài, trong khi 28% cho biết họ chuyển ra nước ngoài làm việc vì thăng tiến trong sự nghiệp. 

Tại Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam tiết lộ mức lương trung bình hàng năm mà họ kiếm được khoảng 90.408 USD, trong đó 31% số người được khảo sát cho biết thu nhập của họ tăng từ 25% trở lên mỗi năm. 

Việt Nam đứng đầu trên thế giới với gần ba phần tư số chuyên gia ngoại nói rằng việc chuyển đến Việt Nam giúp họ tiết kiệm được nhiều hơn, trong khi 72% cũng đồng ý rằng họ có thu nhập khả dụng nhiều hơn so với khi làm việc ở quê nhà. Hai kết quả này đều cao hơn mức trung bình toàn cầu (tương tứng 52% cho tiết kiệm và 56% cho thu nhập khả dụng). 

Mục đích tiết kiệm hoặc đầu tư phổ biến nhất vẫn thuộc về hưu trí với 43%, tiếp theo là mua thêm hoặc mua bất động sản đầu tiên với 30%. Tuy nhiên, khi nhắc đến quyền sở hữu tài sản, một phần tư chuyên gia nước ngoài cho biết họ có sở hữu tài sản tại Việt Nam, trong khi mức trung bình toàn cầu là 36%.

Các chuyên gia cũng được hưởng các lợi ích vật chất khác khi làm việc tại nước ngoài. Hơn một nửa chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói rằng họ có nhiều kỳ nghỉ hơn; nhiều người có nơi ở tiện nghi hơn (41%), có người giúp việc (39%) và chi tiêu nhiều hơn cho chuyện học hành của con cái (16%).

Đâu là lý do chuyên gia nước ngoài tìm đến Việt Nam?

Ba lý do hàng đầu được rút ra từ khảo sát của HSBC bao gồm tìm kiếm thử thách mới, thăng tiến nghề nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống. Với tất cả những nguyện vọng này, gần một nửa chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng Việt Nam là điểm đến thích hợp để phát triển nghề nghiệp. 

Gói tuyển dụng chuyên gia thường đi kèm nhiều ưu đãi. Hơn một nửa người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi cộng thêm trong hợp đồng lao động như 73% nhận được trợ cấp y tế và chăm sóc sức khỏe, 57% nhận trợ cấp thăm nhà hoặc vé máy bay, và 42% có trợ cấp chỗ ở so với mức trung bình toàn cầu tương ứng 43%, 17% và 18%. 

Mặc dù thu nhập trung bình cho một người nước ngoài tại Việt Nam chỉ khoảng 90.000 USD, ít chuyên gia nước ngoài tại đây lo ngại về vấn đề tài chính so với các chuyên gia trên toàn cầu nhờ một phần chi phí sinh hoạt hợp lý và các khoản trợ cấp tốt.

Khi vẫn có những mối lo về bất ổn kinh tế mà các chuyên gia phải trải qua khi làm việc tại nước ngoài có thể ảnh hưởng đến tài chính của họ thì tại Việt Nam, hai phần ba chuyên gia nước ngoài nói rằng họ cảm thấy rất tự tin về nền kinh tế Việt Nam. 

Việt Nam vẫn giữ vị thế tương đối cạnh tranh trong mắt của chuyên gia nước ngoài về các yếu tố kinh tế. Việt Nam đứng thứ 10 trong chỉ tiêu phụ Kinh tế, đứng thứ hai sau Singapore (đang xếp hạng ba) trong số sáu nước ASEAN tham gia khảo sát. Trong các chỉ số phụ của Kinh tế, Việt Nam là quốc gia số một trên thế giới giúp người nước ngoài tiết kiệm nhiều hơn và có thu nhập khả dụng nhiều hơn.

92% người nước ngoài ở Việt Nam thừa nhận, họ thấy vui hoặc vui hơn khi làm việc tại Việt Nam so với tại quê hương. Họ cảm thấy ít căng thẳng hơn khi gần 40% chuyên gia nước ngoài cho biết họ cảm thấy rất vui vẻ khi làm việc ở Việt Nam. Quan hệ với các đồng nghiệp chiếm đa số các giao tiếp xã hội của các chuyên gia nước ngoài, làm việc ăn ý tại nơi công sở đồng nghĩa với việc ăn ý ở các khía cạnh khác của cuộc sống. 

Môi trường làm việc tại Việt Nam cũng tốt với 35% chuyên gia nước ngoài nói họ có thể giao tiếp tại nơi làm việc tốt hơn so với khi làm việc ở quê nhà. 

Tuy nhiên, Việt Nam lại nhận được các phản hồi không mấy thuận lợi trong các chỉ số phụ về Trải nghiệm với vị trí thứ 17 và Gia đình với vị trí thứ 26. Chỉ có 42% chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam so với hơn một nửa chuyên gia nước ngoài trên toàn cầu đồng ý rằng họ tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn tại Việt Nam so với quê nhà, bao gồm mọi thứ từ y tế đến văn hóa. 

Liên quan đến an sinh tài chính của họ, những vấn đề mà họ quan ngại nhất bao gồm: những quy định về hạn chế dịch chuyển tài chính xuyên quốc gia; bất ổn kinh tế toàn cầu; tỷ giá hối đoái ít thuận lợi hơn; và mức độ đảm bảo về công việc ít hơn cho các chuyên gia nước ngoài và đối tác của họ ở Việt Nam.

Đề cập đến trải nghiệm đầu tiên của họ như một chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam, dưới một phần ba người nước ngoài cho rằng họ cảm thấy dễ dàng trong việc tổ chức tài chính (tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán thuế) và hơn một phần ba có trải nghiệm tốt về dịch vụ sức khỏe như bác sĩ địa phương và bảo hiểm. 

Ngoài ra, chỉ có 18% chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng chất lượng chăm sóc trẻ em ở Việt Nam tốt hơn so với nước nhà trong khi mức trung bình toàn cầu là 38%.

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Theo các chuyên gia hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực, khi đưa một công cụ mới vào quản lý doanh nghiệp, cách tốt nhất là lãnh đạo phải kiên định với mục tiêu ban đầu và phải truyền thông về ý nghĩa của nó tới từng nhân viên.
Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Theo các chuyên gia hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực, khi đưa một công cụ mới vào quản lý doanh nghiệp, cách tốt nhất là lãnh đạo phải kiên định với mục tiêu ban đầu và phải truyền thông về ý nghĩa của nó tới từng nhân viên.
Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Chuyên gia Microsoft nói về ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm

Leader talk -  5 năm

Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ mở ra rất nhiều việc làm mới nhưng khả năng người lao động có thể tham gia vào khu vực mới này là một câu chuyện rất khác.

Chuyên gia Phần Lan hiến kế giúp Việt Nam biến rác thải thành nguồn tài nguyên quý

Chuyên gia Phần Lan hiến kế giúp Việt Nam biến rác thải thành nguồn tài nguyên quý

Phát triển bền vững -  5 năm

Trong khi rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nông nghiệp đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, nhiều quốc gia ở châu Âu, trong đó có Phần Lan lại xem đây là một nguồn tài nguyên quý báu đặc biệt trong ngành sản xuất điện.

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Chuyên gia nhân sự bật mí cách đưa công nghệ mới vào quản lý nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Theo các chuyên gia hàng đầu về quản lý nguồn nhân lực, khi đưa một công cụ mới vào quản lý doanh nghiệp, cách tốt nhất là lãnh đạo phải kiên định với mục tiêu ban đầu và phải truyền thông về ý nghĩa của nó tới từng nhân viên.

Chuyên gia quản trị nhân sự quốc tế Bob AuBrey:  “Cần một mô hình quản lý nhân sự cho ASEAN”

Chuyên gia quản trị nhân sự quốc tế Bob AuBrey: “Cần một mô hình quản lý nhân sự cho ASEAN”

Leader talk -  5 năm

TS. Bob Aubrey (*), người từng thiết kế hệ thống nhân sự cho các công ty hàng đầu thế giới như Apple, tác giả của nhiều cuốn sách giá trị về kinh tế viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Trung…, cho rằng cần sớm có cộng đồng nhân sự và cách thức quản lý nhân sự của khu vực ASEAN, với những đặc tính riêng có, chứ không phải là áp đặt những chuẩn mực của châu Âu, Mỹ hay châu Á nói chung.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  11 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  11 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  20 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  21 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  21 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.