Doanh nghiệp
Từng tuyên bố đối đầu với Vietjet, hãng bay Nhật phải rút khỏi Việt Nam sau 2 năm
Vanilla Air vừa ra thông báo chính thức về việc ngưng khai thác tất cả các chuyến bay tại Việt Nam và dừng hoạt động kể từ ngày 26/4/2018.
Ngày 25/3 vừa qua, hãng hàng không giá rẻ Vanilla Air đã chính thức tuyên bố hủy bỏ 100% dịch vụ tại Việt Nam.
Thông báo được gửi đi chỉ 3 ngày sau khi ANA Holding tuyên bố Vanilla Air sẽ hợp nhất với hãng hàng không giá rẻ khác là Peach Aviation. ANA Holding là công ty mẹ của cả 2 hãng hàng không trên và là thành viên của ANA Group, tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản.
Vanilla Air là cái tên mới trên thị trường hàng không Việt Nam. Tháng 9/2016, Vanilla Air khai trương 2 đường bay từ TP. Hồ Chí Minh - Đài Bắc và TP. Hồ Chí Minh – Tokyo.
Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, bà Mio Yamamuro - Phó Tổng giám đốc Vanilla Air cho biết, Vanilla Air chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên ở Đông Nam Á vì tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang rất cao.
Đánh giá thị trường hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng phát triển đáng nể, Vanilla Air không giấu giếm tham vọng muốn "chia phần" miếng bánh của các hàng hãng hàng không nội địa ở các chặng bay Việt Nam đi Nhật Bản, Đài Loan.
Dù Vietjet Air khi đó chỉ tập trung khai thác các đường bay trong nước, còn Vanilla Air là các đường bày quốc tế, bà Mio Yamamuro thẳng thắn nhận định, Vietjet Air là đối thủ mà Vanilla Air xác định cạnh tranh thị phần giá rẻ.
Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm rưỡi vận hành, Vanilla Air đã phải rút khỏi Việt Nam. Những đường bay mà hãng hàng không này khai thác đang phải chịu sự cạnh tranh từ các hãng hàng không khác như EVA Air, Uni Airway, China Airlines, cùng Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Mặc dù vậy, trả lời các tờ báo Nhật Bản, đại diện Vanilla Air cho rằng quyết định rút chân khỏi một số thị trường như Việt Nam đến từ động thái sáp nhập giữa các doanh nghiệp, chứ không phải vấn đề khó khăn kinh doanh.
Ông Shinya Katanozaka - Chủ tịch Ana Holdings khẳng định, hoạt động của cả hai hãng hàng không đều tốt, và sáp nhập sẽ mang lại lợi ích cho tập đoàn.
Sau khi sáp nhập, Vanilla Air và Peach Aviation dự kiến sẽ trở thành hãng hàng không giá rẻ quy mô nhất Nhật Bản. Bên cạnh các thương hiệu hàng không giá rẻ, ANA Group còn nắm giữ ba thương hiệu All Nippon Airways, ANA Wings và Air Japan trong phân khúc của các hãng hàng không truyền thống.
FLC chọn máy bay Airbus cho hãng hàng không đang chờ cấp phép
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.