Tiêu điểm
Tương lai đầy chông gai của ngành khách sạn
Ngay cả khi các đường bay thương mại quốc tế được kết nối trở lại với một số quốc gia, ngành du lịch và khách sạn cũng không nên quá kỳ vọng vào sự phục hồi ngay lập tức từ thị trường khách quốc tế.
Ngành du lịch Việt Nam đã trải qua những biến động lớn trong thời gian qua và theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, một số khách sạn thậm chí hoạt động với tỷ lệ lấp đầy ở mức một chữ số.
Việc tái bùng phát dịch Covid-19 ở Đà Nẵng trong tháng bảy đã khiến nhiều địa điểm du lịch nhận được yêu cầu hủy phòng, kéo theo sự sụt giảm công suất của toàn thị trường.
Tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khách sạn phân khúc cao cấp trong tháng 8 chỉ đạt dưới 20%, tương ứng mức sụt giảm gần 75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, TP. HCM ghi nhận công suất ở mức 14% và Hà Nội là 24%.
Ngoài ra, trong 8 tháng đầu năm 2020, giá phòng trung bình giảm 10% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này gây thiệt hại nặng nề cho hầu hết các chủ khách sạn. Tuy nhiên, nhìn về hướng tích cực thì nhu cầu du lịch nội địa đang dần khôi phục trở lại nhờ vào các biện pháp ứng phó với đại dịch hiệu quả của Chính phủ.
Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng vẫn nhận được yêu cầu đặt phòng cho tháng 9 và 10 mặc dù đã bắt đầu vào mùa du lịch nội địa thấp điểm (mùa thấp điểm dự kiến kéo dài đến cuối năm). Các chuyến bay quốc tế vẫn còn bị hạn chế dù nhu cầu du lịch nội địa đang trên đà khôi phục.
Ông Mauro nhận định, năm 2021 vẫn còn nhiều thách thức với ngành khách sạn. Việc quản lý và hoạch định ngân sách trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, các chủ sở hữu cần kiểm soát chi phí một cách thận trọng, nhưng vẫn phải đảm bảo kịp thời khôi phục hoạt động kinh doanh khi nhu cầu du lịch quay trở lại.
Theo đó, các phương án dự phóng cần được cập nhật thường xuyên theo diễn biến của thị trường. Ông Mauro nhấn mạnh, việc giao tiếp, cập nhật dữ liệu thường xuyên giữa chủ sở hữu và đội ngũ quản lý là cực kỳ quan trọng vì đây là cơ sở cho việc dự toán 2021 một cách đúng đắn.
Theo chuyên gia này, rất khó để dự đoán bức tranh ngành du lịch năm 2021 vì khả năng hồi phục của thị trường khách quốc tế vẫn là một câu hỏi lớn.
Vì thế, chủ sở hữu khách sạn vẫn nên duy trì sự tích cực với những kế hoạch dài hạn nhưng cần chú trọng trong việc kiểm soát dòng tiền trong thời gian tới và tập trung vào việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của thị trường nội địa.
Các định chế tài chính cũng nên làm việc chặt chẽ với chủ sở hữu và nhà điều hành để đảm bảo dòng tiền hoạt động cho những tháng tiếp theo.
Ông Mauro cho rằng, thậm chí khi đường bay thương mại quốc tế được kết nối trở lại với một số quốc gia, chủ khách sạn cũng không nên quá kỳ vọng vào sự phục hồi ngay lập tức từ thị trường khách quốc tế.
Có thể sẽ có nhu cầu du lịch xuất ngoại từ nhóm khách cá nhân hoặc nhóm nhỏ, nhưng phần lớn du khách, đặc biệt là nhóm khách đoàn và khách gia đình sẽ cần thêm thời gian để đánh giá mức độ an toàn trước khi quyết định du lịch trở lại.
Mặc dù vậy, chuyên gia này vẫn đánh giá ngành du lịch Việt Nam sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn các quốc gia khác nhờ vào yếu tố an toàn và đà tăng trưởng tốt trong quá khứ.
Trao đổi thêm về việc hoạch định ngân sách cho khách sạn năm 2021, ông Douglas Louden, đối tác quản lý tài sản, Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ, có nhiều cách thức để tạo thêm nguồn doanh thu cho khách sạn. Chủ sở hữu hãy cân nhắc mọi ý tưởng có thể trong việc tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động.
Dù có thể các ý tưởng này trước đây được cho là không thực tế hoặc không phù hợp thì việc tận dụng và áp dụng thử các phương án vào thời điểm này là điều nên làm để tìm kiếm những cơ hội mới.
Đây được xem là giai đoạn quan trọng, chủ sở hữu cần đưa ra những quyết định mang tính chiến lược để đảm bảo hoạt động vận hành và đón đầu quá trình phục hồi trong tương lai.
Kinh doanh khách sạn vẫn ảm đạm
Savills ra mắt dịch vụ đại diện chủ sở hữu khách sạn
Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương vừa ra mắt dịch vụ mới với tên gọi “Đại diện chủ sở hữu khách sạn” nhằm giúp nâng cao chất lượng quản lý, tối ưu hóa giá trị và gia tăng sức hút của các khách sạn.
Quản trị rủi ro tài chính cho ngành khách sạn trong khủng hoảng Covid-19
Phân tích, quản lý và xử lý rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp du lịch, khách sạn tạm thời ổn định hoạt động, hạn chế tối đa thiệt hại gây ra từ đại dịch Covid-19.
Thị trường chuyển nhượng khách sạn nóng thời Covid-19
Nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tích cực theo dõi phân khúc khách sạn cao cấp và tìm kiếm cơ hội chuyển nhượng từ những doanh nghiệp muốn thoái vốn khỏi thị trường.
Các khách sạn vượt khó, chung tay với cộng đồng vượt Covid-19
Khi đại dịch Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế mà du lịch có lẽ là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất, nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng vẫn tạo ra nhiều hoạt động chung tay hỗ trợ cộng đồng cùng vượt qua Covid-19.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.