Diễn đàn quản trị
Quản trị rủi ro tài chính cho ngành khách sạn trong khủng hoảng Covid-19
Phân tích, quản lý và xử lý rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp du lịch, khách sạn tạm thời ổn định hoạt động, hạn chế tối đa thiệt hại gây ra từ đại dịch Covid-19.
Nhiều khách sạn chỉ quan tâm làm sao lấp kín phòng nghỉ mà không chú ý đến dự phòng khủng hoảng nên chỉ cần ba tháng đóng băng do tác động của đại dịch Covid-19 đã lâm vào cảnh điêu đứng.
“Nhiều doanh nghiệp cho rằng mình đang ăn nên làm ra, tháng nào cũng lãi đậm nên coi thường việc quản lý tài chính, để rồi chỉ sau vài tháng không có khách vì đại dịch là trở nên khánh kiệt, chẳng biết giải quyết thế nào”, bà Bùi Thị Lệ Phương, Chủ tịch Công ty TNHH Tài chính, kế toán, thuế Centax nói tại tọa đàm trực tuyến Quản trị rủi ro tài chính cho nghề khách sạn và du lịch do Hoteljob.vn và Hiệp hội Du lịch Quảng Nam tổ chức.
Các thiếu sót trong vấn đề quản lý tài chính ngành du lịch, lưu trú thường gặp bao gồm tính toán chưa đầy đủ chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và giá vốn; không có kế hoạch về dòng tiền hay quỹ dự phòng khủng hoảng. Những rủi ro này hoàn toàn có khả năng khiến doanh nghiệp “đột tử”, thậm chí ngay cả trước khi kịp định hình rủi ro đó là gì.
Do bị đình trệ hoạt động nên doanh nghiệp thiếu dòng tiền trang trải các khoản chi về nhân công, thuê mướn mặt bằng và trả nợ. Bên cạnh đó cũng phát sinh một số chi phí khác, như chi phí huy động vốn tăng do lãi suất bị đưa lên cao hay chi phí xử lý tổn thất.

Thiếu dòng tiền cũng khiến doanh nghiệp đánh mất thị trường do không thể thực hiện hoạt động quảng bá, xúc tiến. Nhiều chủ doanh nghiệp phải chấp nhận để cho những nhân sự cốt cán, có tài năng phải nghỉ việc vì không thể chi trả tiền lương, làm tổn thương tới khả năng phục hồi sau đại dịch cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Bà Phương đưa ra ví dụ về một khách sạn đã phải cắt giảm dịch vụ điểm tâm vì thiếu nhân viên, khiến khách hành cảm thấy không hài lòng khi trong mùa dịch bệnh, không ai muốn ra ngoài để dùng bữa sáng.
Cùng với sự ảm đạm của thị trường, niềm tin của nhà đầu tư cũng bị đánh mất. Một số công ty du lịch, khách sạn đứng trước áp lực khi nhà đầu tư, cổ đông đòi thoái vốn hoặc yêu cầu trả cam kết lợi nhuận cao.
Theo bà Phương, doanh nghiệp muốn sống khỏe trong khủng hoảng cần phải chuẩn bị, đề phòng kỹ lưỡng cho những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Cụ thể là tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn về pháp lý, lập quỹ dự phòng và điều chỉnh lại hệ thống quản lý dòng tiền.
Đối với doanh nghiệp chưa thực hiện kế hoạch dự phòng về dòng tiền, bà Phương cho rằng có thể triển khai một số biện pháp để ổn định hoạt động và hạn chế thiệt hại.
Đầu tiên là giảm giá dịch vụ. Đây là phương án được nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng và công ty du lịch lựa chọn để kích cầu dịch vụ. Tuy nhiên, phương án giảm giá cần được thực hiện dựa trên sự đánh giá kỹ lưỡng về cơ cấu giá thành, xem xét nên giảm ở phần nào để đưa ra mức giảm hợp lý.
Thứ hai, tập trung vào thị trường nội địa. Với dân số hơn 95 triệu người và có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh, thị trường du lịch trong nước có nhiều tiềm năng để phát triển. Đặc biệt, khách du lịch khá giả, chi tiêu mạnh tay cho hoạt động vui chơi, giải trí cũng bắt buộc phải đi du lịch trong nước.
Thứ ba, bán phòng nghỉ, kỳ nghỉ dài hạn. Đây được xem là phương án nhằm huy động vốn nhanh để bù đắp khoản chi phí thiếu hụt trước mắt, dựa trên một câu cửa miệng của giới tài chính: "Một đồng của hôm nay hơn một đồng của ngày mai".
Bên cạnh việc liên kết với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng uy tín, các công ty du lịch có thể cân nhắc đến việc kết nối nhau, có thể giữa hai điểm du lịch, để người mua gói dài hạn có thể nhận được sự lựa chọn đa dạng hơn.
Thứ tư, lập kế hoạch tài chính, bao gồm kế hoạch trả nợ, phương pháp bù đắp dòng tiền để có thể sử dụng hiệu quả nhất có thể từng đồng vốn trong giai đoạn khó khăn.
Thứ năm, chuyển giao rủi ro thông qua các giải pháp như mua bảo hiểm, liên kết với các doanh nghiệp lớn, có uy tín khác trong chuỗi dịch vụ. Trong trường hợp xấu, nhà nghỉ, khách sạn có thể cân nhắc chuyển đổi hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác có nhu cầu cao hơn như cho thuê trọ dài hạn hoặc cho thuê văn phòng.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo tính minh bạch hóa hoạt động của đội ngũ nhân viên, nhanh chóng khắc phục những khâu vướng mắc, giải quyết kịp thời các vấn đề có thể gây ra sự thất thoát chi phí không đáng có.
Kinh doanh khách sạn vẫn ảm đạm
Du lịch tắt hy vọng phục hồi
Làn sóng Covid-19 thứ hai xoá tan hy vọng về sự hồi phục nhanh chóng của ngành du lịch và khách sạn trong năm 2020.
Covid-19 bùng phát, du lịch làm gì để vượt qua?
Du lịch vừa khởi sắc, gượng dậy đón hè ngắn đã bị Covid-19 hạ knock out. Doanh nghiệp càng khốn đốn. Dù khó khăn cách mấy, cuộc sống vẫn tồn tại, thời gian vẫn bình thản trôi đi. Chỉ có 2 con đường để lựa chọn: Tìm cách sống sót qua đại nạn hoặc phá sản.
Tình cảnh éo le của doanh nghiệp du lịch giữa làn sóng Covid-19 thứ hai
Khách hủy tour, đòi hoàn tiền trong khi các hãng hàng không chỉ cho lùi tiền cọc vé chứ không có chính sách hoàn trả. Đó là thế kẹt của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay.
Liệu có thể trông chờ vào khách du lịch Việt?
Khả năng mở cửa đối với khách du lịch quốc tế vẫn xa vời nên khách nội địa đang là cứu tinh cho ngành du lịch. Nhưng khi mùa cao điểm của du lịch trong nước qua đi, liệu thị trường có rơi lại vào cảnh đìu hiu như mấy tháng dịch bệnh Covid-19 hoành hành vừa qua?
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.