Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát thực hiện chính sách phát triển kinh tế biển

Nguyễn Hoàng Thứ sáu, 22/09/2017 - 04:48

Trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 14 (ngày 21/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Thảo luận tại phiên họp, ý kiến phát biểu của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản bày tỏ đồng tình với Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh giai đoạn từ 2011 đến năm 2016; cho rằng việc kết hợp chặt chẽ, hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, bảo đảm trật tự, an toàn trên biển...

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh nhiều lúc chưa được thực sự coi trọng, chưa được tiến hành thường xuyên.

Các mô hình tổ chức sản xuất trên biển chưa có sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với hoạt động của lực lượng dân quân, tự vệ biển. Nhiều hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy hải sản còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu đồng bộ, do đó khó kiểm soát được dịch bệnh và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. 

Các chính sách về tín dụng cho phát triển kinh tế biển vẫn còn những hạn chế, bất cập. Có lúc, có nơi chỉ coi trọng đến phát triển kinh tế biển mà chưa dành sự quan tâm đúng mức đến công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các hoạt động đánh bắt hải sản theo kiểu hủy diệt môi trường, hủy diệt nguồn lợi thủy sản vẫn xảy ra...

Từ sự phân tích, nhận định như trên, một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục tăng cường, đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong các hoạt động kinh tế biển kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nhấn mạnh ngư dân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện tốt hơn cho ngư dân thúc đẩy phát triển kinh tế biển, ra khơi bám biển. Ông Nguyễn Văn Giàu cũng đề nghị cần quan tâm, xử lý thật sự nghiêm minh những hành vi gây phương hại, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và ngư dân mà điển hình là vụ đóng tàu vỏ thép kém chất lượng gây bức xúc trong dư luận, xã hội vừa qua.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa việc nắm tình hình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trên biển; tăng cường các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản của ngư dân trên biển; xử lý kiên quyết tình trạng vi phạm pháp luật và tội phạm trên biển, tàu cá nước ngoài xâm phạm khai thác hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị báo cáo cần có các kiến nghị cụ thể hơn về yêu cầu bức thiết xây dựng các chế tài đủ mạnh trong xử lý các hành vi đánh bắt thủy sản theo kiểu hủy diệt môi trường và nguồn lợi để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành kinh tế biển - một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Cho rằng Báo cáo giám sát được xây dựng công phu, đẩy đủ với chủ đề cũng rất mang tính thời sự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị làm rõ thêm nội dung về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trước những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong thực hiện chính sách, pháp luật phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh...

Kiến nghị Hải Phòng giảm phí hạ tầng cảng biển

Kiến nghị Hải Phòng giảm phí hạ tầng cảng biển

Tiêu điểm -  7 năm

Sáng 19/9, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu đã có buổi làm việc với TP.Hải Phòng để kiểm tra các nhiệm vụ Thủ tướng giao cho thành phố, trong đó Tổ công tác đặc biệt quan tâm đến việc thu phí hạ tầng cảng biển.

Phó Chủ tịch Vasep: Việt Nam có thể bị EU “giơ thẻ vàng”

Phó Chủ tịch Vasep: Việt Nam có thể bị EU “giơ thẻ vàng”

Tiêu điểm -  7 năm

EU khuyến cáo có thể “giơ thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) sau khi có báo cáo đánh giá của đoàn công tác tại Việt Nam.

Điểm danh cảng biển, cao tốc tỷ đô trong Hành lang kinh tế Lạch Huyện – Trung Quốc

Điểm danh cảng biển, cao tốc tỷ đô trong Hành lang kinh tế Lạch Huyện – Trung Quốc

Tiêu điểm -  7 năm

Các dự án cao tốc, cảng biển tỷ đô hội tụ chính là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển hành lang kinh tế đầu tư kết nối Lạch Huyện với Trung Quốc.

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  1 ngày

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  1 ngày

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Tiêu điểm -  1 ngày

Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Tiêu điểm -  2 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  12 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  18 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  20 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  1 ngày

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.