VASEP phản đối Mỹ tăng thuế bán phá giá "vô lý" đối với cá tra Việt Nam
An Nhiên
Thứ năm, 14/09/2017 - 07:00
Ngày 13/9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ra thông cáo phản đối mức thuế mà Mỹ áp dụng đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam.
Mức thuế được công bố là 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam giai đoạn từ ngày 1/8/2015 đến 31/7/2016.
Theo đó, mức thuế được công bố là 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12.
VASEP nhận thấy qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện chống bán phá giá thì đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các quy định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ vừa qua.
Kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thể hiện sự không công bằng, trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường đồng thời mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh vào thị trường Mỹ.
VASEP dẫn chứng: DOC đã áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (Adverse Facts Available - AFA) và tính biên độ phá giá 2,39 USD/kg đối với Công ty GODACO khi cho rằng đơn vị này không hợp tác trong quá trình xem xét và không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho DOC.
Điều này hoàn toàn thiếu cơ sở khi Công ty GODACO đã có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc cung cấp đầy đủ dữ liệu được yêu cầu liên quan đến các yếu tố sản xuất, số liệu bán hàng… cũng như trả lời đầy đủ, đúng hạn các câu hỏi của DOC.
Vô lý hơn, DOC đã dùng mức thuế tính theo AFA để tính mức thuế trung bình cho các công ty được hưởng thuế suất riêng rẽ khác trong khi các công ty này đã cung cấp đầy đủ hồ sơ dữ liệu theo đúng thời hạn và yêu cầu của DOC. Đây là một việc chưa có tiền lệ, thể hiện sự áp đặt chủ quan thiếu cơ sở của DOC trong quá trình xem xét.
“Thay mặt cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam chúng tôi phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC. Đề nghị DOC phải xem xét một cách kỹ lưỡng các hồ sơ, để đưa ra mức thuế chính xác và hợp lý cho các công ty, không được quyền áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (AFA) để tính mức thuế cho các công ty”, VASEP kiến nghị.
Một lần nữa VASEP yêu cầu DOC xem xét lại trường hợp của GODACO cũng như đưa ra mức thuế hợp lý cho các doanh nghiệp dựa trên căn cứ pháp lý và cơ sở thực tế khi đưa ra quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 13.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn diễn ra bình thường sau ngày 2/8/2017 – thời điểm mà tất cả lô hàng các loài cá thuộc Bộ Siluriformes nhập khẩu vào thị trường này chính thức phải thanh tra.
Giá trị xuất khẩu giảm liên tiếp tại hai thị trường lớn là Mỹ và EU buộc các doanh nghiệp chuyển hướng đẩy mạnh sang một số thị trường tiềm năng lớn như: Trung Quốc, Brazil, Mexico, Colombia và Ảrập Xêut.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.