VCCI: Các giải pháp phục hồi kinh tế vững chắc sau dịch

Thùy Dung Thứ hai, 21/02/2022 - 15:23

Đại diện VCCI nhấn mạnh các gói vay lãi suất thấp hỗ trợ doanh nghiệp trả lương, các chương trình cho người lao động bị thôi việc, mất việc làm cần được triển khai và nâng cao hiệu quả hơn nữa.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2021 mới đây, đại diện Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra 10 đề xuất nhằm khôi phục và phát triển vững chắc kinh tế trong bối cảnh mới hậu dịch.

Thứ nhất, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin chính sách, quy định hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo đó, các cơ quan nhà nước cần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến các chính sách, quy định để các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ), hợp tác xã (HTX) và hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận thông tin.

Các hướng dẫn thực hiện cần rõ ràng hơn với những tiêu chí đánh giá cụ thể giúp đánh giá mức độ hoàn thành của mục tiêu đề ra và kết quả thực hiện.

Thứ hai, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh.

VCCI nhận định việc cho phép doanh nghiệp, HTX được giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, không phạt trả chậm tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, để có thêm thời gian phục hồi trả nợ và khắc phục nợ xấu là rất cần thiết.

Cùng với đó, cần nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% đối với các khoản vay thương mại trong chương trình hỗ trợ phục hồi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Các gói vay lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ.

VCCI: Các giải pháp phục hồi kinh tế vững chắc sau dịch
Hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh là chìa khóa kéo tăng trưởng trở lại. Ảnh: Vinatex.

Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, đi lại cho lao động, chuyên gia.

Đại diện VCCI kiến nghị bộ, ngành rà soát quy trình đối với thủ tục nhập cảnh của chuyên gia nước ngoài theo hướng áp dụng giải quyết thủ tục trực tuyến, rút ngắn thời gian; chính sách cần thống nhất thực hiện giữa các địa phương trên toàn quốc.

Các cơ quan chức năng cần xây dựng các bộ công cụ hướng dẫn về thủ tục nhập cảnh đối với chuyên gia nước ngoài một cách rõ ràng, và công bố công khai để doanh nghiệp và chuyên gia nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện.

Chính quyền các địa phương cũng cần có các giải pháp truyền thông để trấn an tâm lý lo ngại dịch bệnh ở đại đa số người lao động hiện nay, qua đó giúp họ an tâm quay lại doanh nghiệp làm việc.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo cho người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, VCCI khuyến nghị triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động; thực hiện có hiệu quả các giải pháp hoàn thiện, phát triển thị trường lao động; nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, hoạt động sàn giao dịch việc làm của các trung tâm dịch vụ việc làm.

Cùng với đó, cần giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động nhằm giảm thiểu các vụ đình công, lãn công của người lao động; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để tuyên truyền, động viên tinh thần của người lao động vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.

World Bank: Ba hướng hành động quan trọng cho phục hồi kinh tế

Không chỉ vậy, cần xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên sâu, bài bản trong những ngành công nghiệp kỹ thuật phụ trợ cần thiết nhất hiện nay.

Việt Nam cần có các chương trình đào tạo kỹ năng cụ thể, cho từng ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp kỹ thuật phụ trợ cụ thể thuộc các chuỗi giá trị trọng điểm, và nằm trong chiến lược cụ thể thu hút các chuỗi FDI chuyển dịch.

Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với các thủ tục hành chính, tiến tới giải quyết hoàn toàn thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

Thứ sáu, nâng cao hiệu quả thực thi của bộ máy chính quyền. Theo đó, cần có giải pháp kiểm tra quá trình triển khai thực hiện, quan tâm nâng cao hiệu quả thực thi của các bộ, ngành và chính quyền các địa phương để củng cố niềm tin cho cộng đồng kinh doanh và người dân.

Thứ bảy, nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan FTA, khơi thông các chính sách liên quan đến quy tắc xuất xứ.

Lợi thế thuế quan theo các FTA là công cụ quan trọng để hấp dẫn các khách hàng quay trở lại đặt hàng với doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, VCCI đề nghị cần có chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan FTA để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong các FTA.

Thách thức đằng sau những hiệp định thương mại tự do

Thứ tám, xác định phát triển kinh tế số là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tạo cơ chế thúc đẩy thương mại điện tử; hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Thứ chín, thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, thị trường nội ngành thông qua tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, và phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt”.

Đồng thời, cần có các chương trình kết nối tiêu thụ và kích thích tiêu dùng trên toàn quốc, như có thể tổ chức các hội chợ bán hàng online theo từng sản phẩm theo tuần. Cần có sự liên kết giữa các bộ, địa phương, hiệp hội để xây dựng những tuần lễ kết nối, tiêu thụ sản phẩm theo ngành hoặc đa ngành, kết hợp online và tập trung.

Cuối cùng, tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

VCCI nhấn mạnh cần tập trung cải cách một số lĩnh vực thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà theo phản ánh từ các doanh nghiệp, như đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, xây dựng, quản lý thị trường, giao thông, phòng cháy, môi trường, kho bạc và lao động. 

5 rủi ro ngăn kinh tế phục hồi

5 rủi ro ngăn kinh tế phục hồi

Tiêu điểm -  2 năm
Đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đang đối diện với nhiều rủi ro, thách thức.
5 rủi ro ngăn kinh tế phục hồi

5 rủi ro ngăn kinh tế phục hồi

Tiêu điểm -  2 năm
Đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đang đối diện với nhiều rủi ro, thách thức.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.