Tiêu điểm
Vì sao logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày càng đơn giản?
Đơn giản hóa là một trong những xu hướng mạnh nhất về logo trong những năm gần đây. Ngoài tính thẩm mỹ, còn những lý do khác đằng sau việc các thương hiệu đơn giản hóa logo của họ.
Khi mỗi thương hiệu nằm gọn trong một ô vuông
Rõ ràng, cuộc sống của con người ngày càng gắn liền với chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh… với vô vàn ứng dụng, trên cùng một màn hình. Những màn hình nhỏ này cũng có thể là một trong số những lý do khiến các thương hiệu thấy rằng họ cần phải tối giản logo của họ, để người dùng có thể dễ nhận biết và dễ nhớ về họ giữa vô vàn ứng dụng đa dạng khác.
Vì thế, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đơn giản hóa logo để tăng tính nhận diện trong thời đại kỹ thuật số. Chẳng hạn như những ý tưởng thiết kế đồ họa được sử dụng rõ ràng và đơn giản hơn trước.Các biểu tượng được đơn giản hóa bằng cách giảm chi tiết, giảm độ nghiêng, loại bỏ shadow (bóng đổ) và bevel (độ nổi), tiết chế màu sắc và vẽ lại hình minh họa thành các hình dạng đồ họa trừu tượng hơn.
Đây là lý do tại sao nhiều startup chọn cho mình logo đơn giản ngay từ đầu.
Đơn giản hóa thông điệp
Ở mỗi bước phát triển quan trọng của thương hiệu, nhà lãnh đạo sẽ cố gắng giảm bớt sự phức tạp của thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Logo càng nhiều chi tiết đồng nghĩa với việc có nhiều người tiêu dùng ngày càng phải xử lý nhiều thông tin. Bằng cách giảm độ phức tạp (mà vẫn giữ nguyên các yếu tố được cho là 'cốt lõi'), thương hiệu vẫn có thể giao tiếp với người dùng thông qua logo của mình nhưng bớt mất thời gian hơn. Logo dễ hiểu hơn thì việc nhận diện thương hiệu của khách hàng cũng nhanh hơn.
Những thương hiệu nổi tiếng tối giản hóa logo
Apple
Apple là công ty tiên phong cho xu hướng thiết kế tối giản. Logo nổi tiếng của Apple bắt đầu với một bản phác thảo công phu nhưng theo thời gian đã được đơn giản hóa thành biểu tượng mà chúng ta biết bây giờ. Ngay cả cách phối màu cũng được xử lý tối giản, thay đổi từ sọc cầu vồng sang màu đơn sắc.

Uber
Uber là một ví dụ tuyệt vời về việc áp dụng chủ nghĩa tối giản cho logo wordmark. Không giống như hầu hết các ứng dụng dùng chữ lồng hoặc biểu tượng, Uber đã chọn một phông chữ đơn giản và hoàn hảo.

Nike
Bạn không thể nói về chủ nghĩa tối giản mà không nhắc đến Nike. “Swoosh” thường được nhắc đến trong các ví dụ về các logo tối giản đáng nhớ. Nó trùng với tên công ty – đôi cánh của Thần Chiến Thắng Nike trong thần thoại Hy Lạp. Cách truyền đạt trực quan và sinh động, thiết kế đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đã làm cho logo của Nike thực sự mang tính biểu tượng.

Instagram
Logo cũ của Instagram lấy ý tưởng từ chiếc máy ảnh cũ, nhắm thẳng vào mắt người nhìn. Biểu tượng này thể hiện rất rõ bản chất của Instagram thời điểm đó: chỉnh sửa và biến những bức hình chụp bằng điện thoại di động trở nên nghệ thuật như được chụp bằng máy ảnh.

Tuy nhiên, sau này, Instagram quyết định thay áo mới. Đây là một sự đột phá mới với mục tiêu đơn giản hóa của Instagram, giúp người dùng tâp trung hơn vào việc đăng tải hình ảnh và video. Vẫn giữ lại biểu tượng của chiếc máy ảnh làm chủ đạo, nhưng biểu tượng cầu vồng ở góc trái chuyển thành hình ảnh màu sắc cho toàn bộ thiết kế logo Instagram.
Viettel
Ở Việt Nam, Viettel là công ty công nghệ có thương hiệu giá trị đứng số 1 và được Brand Finance định giá 5,8 tỷ USD trong lần gần nhất. Đây cũng là ví dụ của một thương hiệu đi theo hướng tối giản logo ở lần tái định vị lần thứ hai.
Nếu như ở lần tái định vị đầu tiên chữ Viettel được lồng trong dấu ngoặc kép cách điệu thì ở logo mới dấu ngoặc kép được thay đổi cho phù hợp với thời đại 4.0. Theo đó, dấu ngoặc kép ở logo trước được biến tấu thành dấu chấm trên đầu chữ i trong chữ Viettel, biểu tượng của văn bản tin nhắn số.

Sự biến tấu của dấu ngoặc kép này nhằm gìn giữ giá trị luôn tôn trọng, lắng nghe, quan tâm đến mỗi khách hàng như một cá thể riêng biệt. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp Viettel thể hiện được sự chuyển dịch từ công ty viễn thông trở thành công ty dịch vụ số.
Hình khối của logo mới được giản lược chỉ còn chữ Viettel để thể hiện sự cởi mở, thân thiện. Chữ Viettel cũng như slogan mới (your way – Theo cách của bạn) trên logo được viết thường để thể hiện sự gần gũi, trẻ trung; và dùng font chữ logo của các công ty công nghệ.
Với thiết kế mở, giản lược, logo và slogan mới của Viettel vẫn đảm bảo giữ được yếu tố quen thuộc với khách hàng hiện tại nhưng nhấn mạnh được giá trị mới của xã hội 4.0 – nơi con người coi quyền khác biệt là một tài sản riêng.
Logo thiết kế mới của Viettel cũng rất hợp với xu hướng digital hiện đại, nơi mọi thứ được phẳng hóa, thiết kế 2D trở nên tối giản và phù hợp ở nhiều chiều không gian.
Viettel lãi trước thuế gần 40.000 tỷ đồng
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.