Tiêu điểm
Vì sao logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày càng đơn giản?
Đơn giản hóa là một trong những xu hướng mạnh nhất về logo trong những năm gần đây. Ngoài tính thẩm mỹ, còn những lý do khác đằng sau việc các thương hiệu đơn giản hóa logo của họ.
Khi mỗi thương hiệu nằm gọn trong một ô vuông
Rõ ràng, cuộc sống của con người ngày càng gắn liền với chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh… với vô vàn ứng dụng, trên cùng một màn hình. Những màn hình nhỏ này cũng có thể là một trong số những lý do khiến các thương hiệu thấy rằng họ cần phải tối giản logo của họ, để người dùng có thể dễ nhận biết và dễ nhớ về họ giữa vô vàn ứng dụng đa dạng khác.
Vì thế, nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đơn giản hóa logo để tăng tính nhận diện trong thời đại kỹ thuật số. Chẳng hạn như những ý tưởng thiết kế đồ họa được sử dụng rõ ràng và đơn giản hơn trước.Các biểu tượng được đơn giản hóa bằng cách giảm chi tiết, giảm độ nghiêng, loại bỏ shadow (bóng đổ) và bevel (độ nổi), tiết chế màu sắc và vẽ lại hình minh họa thành các hình dạng đồ họa trừu tượng hơn.
Đây là lý do tại sao nhiều startup chọn cho mình logo đơn giản ngay từ đầu.
Đơn giản hóa thông điệp
Ở mỗi bước phát triển quan trọng của thương hiệu, nhà lãnh đạo sẽ cố gắng giảm bớt sự phức tạp của thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Logo càng nhiều chi tiết đồng nghĩa với việc có nhiều người tiêu dùng ngày càng phải xử lý nhiều thông tin. Bằng cách giảm độ phức tạp (mà vẫn giữ nguyên các yếu tố được cho là 'cốt lõi'), thương hiệu vẫn có thể giao tiếp với người dùng thông qua logo của mình nhưng bớt mất thời gian hơn. Logo dễ hiểu hơn thì việc nhận diện thương hiệu của khách hàng cũng nhanh hơn.
Những thương hiệu nổi tiếng tối giản hóa logo
Apple
Apple là công ty tiên phong cho xu hướng thiết kế tối giản. Logo nổi tiếng của Apple bắt đầu với một bản phác thảo công phu nhưng theo thời gian đã được đơn giản hóa thành biểu tượng mà chúng ta biết bây giờ. Ngay cả cách phối màu cũng được xử lý tối giản, thay đổi từ sọc cầu vồng sang màu đơn sắc.
Uber
Uber là một ví dụ tuyệt vời về việc áp dụng chủ nghĩa tối giản cho logo wordmark. Không giống như hầu hết các ứng dụng dùng chữ lồng hoặc biểu tượng, Uber đã chọn một phông chữ đơn giản và hoàn hảo.
Nike
Bạn không thể nói về chủ nghĩa tối giản mà không nhắc đến Nike. “Swoosh” thường được nhắc đến trong các ví dụ về các logo tối giản đáng nhớ. Nó trùng với tên công ty – đôi cánh của Thần Chiến Thắng Nike trong thần thoại Hy Lạp. Cách truyền đạt trực quan và sinh động, thiết kế đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đã làm cho logo của Nike thực sự mang tính biểu tượng.
Instagram
Logo cũ của Instagram lấy ý tưởng từ chiếc máy ảnh cũ, nhắm thẳng vào mắt người nhìn. Biểu tượng này thể hiện rất rõ bản chất của Instagram thời điểm đó: chỉnh sửa và biến những bức hình chụp bằng điện thoại di động trở nên nghệ thuật như được chụp bằng máy ảnh.
Tuy nhiên, sau này, Instagram quyết định thay áo mới. Đây là một sự đột phá mới với mục tiêu đơn giản hóa của Instagram, giúp người dùng tâp trung hơn vào việc đăng tải hình ảnh và video. Vẫn giữ lại biểu tượng của chiếc máy ảnh làm chủ đạo, nhưng biểu tượng cầu vồng ở góc trái chuyển thành hình ảnh màu sắc cho toàn bộ thiết kế logo Instagram.
Viettel
Ở Việt Nam, Viettel là công ty công nghệ có thương hiệu giá trị đứng số 1 và được Brand Finance định giá 5,8 tỷ USD trong lần gần nhất. Đây cũng là ví dụ của một thương hiệu đi theo hướng tối giản logo ở lần tái định vị lần thứ hai.
Nếu như ở lần tái định vị đầu tiên chữ Viettel được lồng trong dấu ngoặc kép cách điệu thì ở logo mới dấu ngoặc kép được thay đổi cho phù hợp với thời đại 4.0. Theo đó, dấu ngoặc kép ở logo trước được biến tấu thành dấu chấm trên đầu chữ i trong chữ Viettel, biểu tượng của văn bản tin nhắn số.
Sự biến tấu của dấu ngoặc kép này nhằm gìn giữ giá trị luôn tôn trọng, lắng nghe, quan tâm đến mỗi khách hàng như một cá thể riêng biệt. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp Viettel thể hiện được sự chuyển dịch từ công ty viễn thông trở thành công ty dịch vụ số.
Hình khối của logo mới được giản lược chỉ còn chữ Viettel để thể hiện sự cởi mở, thân thiện. Chữ Viettel cũng như slogan mới (your way – Theo cách của bạn) trên logo được viết thường để thể hiện sự gần gũi, trẻ trung; và dùng font chữ logo của các công ty công nghệ.
Với thiết kế mở, giản lược, logo và slogan mới của Viettel vẫn đảm bảo giữ được yếu tố quen thuộc với khách hàng hiện tại nhưng nhấn mạnh được giá trị mới của xã hội 4.0 – nơi con người coi quyền khác biệt là một tài sản riêng.
Logo thiết kế mới của Viettel cũng rất hợp với xu hướng digital hiện đại, nơi mọi thứ được phẳng hóa, thiết kế 2D trở nên tối giản và phù hợp ở nhiều chiều không gian.
Viettel lãi trước thuế gần 40.000 tỷ đồng
HSBC cấp tín dụng xanh cho Vĩnh Hoàn
Đây là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC tài trợ trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam.
Doanh nghiệp thực hành ESG: Đừng 'phông bạt' để báo cáo
Thực hiện ESG có thể xuất phát từ áp lực của thị trường, nhưng mong muốn từ nội tại mới giúp doanh nghiệp vững vàng và tiến xa.
Tuta Group: Thế lực mới của bất động sản Bắc Giang
Trước làn sóng đô thị hóa tại Bắc Giang, Tuta Group đã nhanh chóng chớp thời cơ triển khai hàng loạt dự án lớn, quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Khi ứng dụng ngân hàng số không chỉ để chuyển tiền
Không chỉ chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, hiện nay, ứng dụng ngân hàng số đã trở thành “trợ lý tài chính” đắc lực và OCB OMNI là một minh chứng rõ nét.
Công ty chứng khoán ‘quốc doanh’ lép vế
Trái ngược với các “tiền bối” ngành ngân hàng, vị thế các công ty con phát triển mảng chứng khoán hiện chưa tương xứng với tiềm năng từ hàng loạt lợi thế sẵn có.
Căn hộ Đà Nẵng tăng giá mạnh
Sau giai đoạn trầm lắng, giá căn hộ Đà Nẵng thời gian gần đây tăng vượt đỉnh lịch sử để xác lập mặt bằng giá mới, tiệm cận Hà Nội, TP. HCM.
Thế khó của nhang truyền thống
Nhang truyền thống vừa phải nỗ lực cải tiến, cập nhật theo xu thế thời đại, vừa vất vả cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả.