Tài chính
VIB cấp vốn cho Uniben trong cuộc chiến mì ăn liền với Masan, Acecook
Nhờ nguồn vốn vay từ VIB và vốn cổ đông, Uniben đã đầu tư lớn vào nhà máy và đẩy mạnh marketing để chiếm lĩnh thị phần mì ăn liền tại khu vực nông thôn.

Theo báo cáo năm 2016 của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel công bố, thương hiệu mì 3 Miền đã vượt qua hàng loạt cái tên sừng sỏ như Gấu Đỏ, Hảo Hảo, Kokomi để chiếm 27,4% thị phần khu vực nông thôn.
Kết quả này đưa Uniben vươn lên thành một trong những doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền lớn tại Việt Nam cùng với Acecook, Masan và Asia Foods.
Có thể nói Uniben vẫn tìm được chỗ đứng trong bối cảnh thị trường mì ăn liền gần như đã bão hòa ở mức 5 tỷ gói/năm là một thành công lớn. Đó là dấu ấn của đội ngũ lãnh đạo công ty này, những doanh nhận từng kinh doanh trong lĩnh vực mì ăn liền tại Nga.
Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò của ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch ngân hàng Quốc tế (VIB). Khi còn ở Nga, ông Vỹ sở hữu Mareven Food, nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Nga và từng nằm trong top 10 công ty lớn nhất quốc gia này.
Trở về Việt Nam, ông Vỹ tiếp tục thể hiện tham vọng trong ngành mì ăn liền. Dù không sở hữu trực tiếp Uniben, song những năm qua, VIB của ông Vỹ luôn là ngân hàng cung cấp tài chính quan trọng cho Uniben.
Một nguồn tin cho biết, từ năm 2010 đến nay, Uniben đã nhiều lần sử dụng hàng tồn kho, máy móc thiết bị, nhà xưởng xây dựng…để làm tài sản bảo đảm tại VIB.
Chẳng hạn, năm 2014, toàn bộ dây chuyển máy móc thiết bị của nhà máy Uniben tại Hưng Yên được đăng ký làm tài sản bảo đảm với giá trị 434,4 tỷ đồng. Đây là nhà máy lớn của Uniben được đầu tư 1.000 tỷ đồng được đưa vào hoạt động một phần từ năm 2015 và hoàn thiện vào năm 2016.
Ngày 11/7/2016, VIB và Uniben ký một hợp đồng tín dụng kéo dài 5 năm. Để đảm bảo cho khoản vay này, Uniben đã sử dụng hàng tồn kho luân chuyển là nguyên vật liệu và thành phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh thực phẩm (chủ yếu là mì ăn liền) tại các kho hàng của công ty ở TP.HCM và Hưng Yên. Quy mô hợp đồng tín dụng không được tiết lộ nhưng tổng giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay được định giá là 80 tỷ đồng.
Nhu cầu đầu tư lớn vào nhà máy đã khiến vay nợ của Uniben tăng mạnh lên 500 tỷ đồng vào cuối năm 2016, đồng thời Công ty phải tăng vốn chủ sở hữu thêm 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.
Mở rộng năng lực sản xuất đã mang lại cho Uniben những thành công ban đầu khi thị phần ở khu vực nông thôn tăng đáng kể. Năm 2016, doanh thu thuần của Uniben đạt 2.450 tỷ đồng, tăng gần 10% so với năm 2015.
Tuy nhiên, trong khi doanh thu tăng trưởng ấn tượng thì lợi nhuận của Uniben cực kỳ khiêm tốn. Cả năm 2016, Uniben chỉ lãi sau thuế gần 4 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2015. Lợi nhuận này còn thua xa cả Miliket – thương hiệu mì được mệnh danh “hết thời”.
Nguyên nhân chính là Uniben đã chi rất lớn cho hoạt động quảng cáo dẫn đến chi phí bán hàng tăng mạnh. Cụ thể năm 2016, chi phí bán hàng của Uniben tăng 80% lên 584 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng cao hơn cả lãi gộp từ hoạt động bán hàng của công ty, do đó lợi nhuận thực tế mà Uniben ghi nhận đến từ hoạt động tài chính. Năm 2016 doanh thu của công ty từ hoạt động tài chính lên đến 155 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của Uniben cho thấy thị trường mì trong nước đang cạnh tranh khốc liệt như thế nào. Trong bối cảnh sức tiêu thụ sụt giảm và thêm nhiều thương hiệu cạnh tranh, các doanh nghiệp đã phải hy sinh lợi nhuận.
Trong khi đầu tư lớn và lợi nhuận thu về chưa tương xứng, Uniben phải đối mặt với áp lực tài chính khi chi phí lãi vay ngày một lớn. Năm 2016 công ty đã trả gần 40 tỷ đồng chi phí lãi vay ngân hàng. Mặc dù vậy, mới đây, Uniben tiếp tục khởi công thêm nhà máy tại Bình Dương. Tổng giá trị đầu tư của nhà máy chưa được công bố và dự kiến đến cuối năm 2018 việc xây dựng sẽ hoàn thành.
Tương tự như nhà máy tại Hưng Yên, tài sản là dây chuyên sản xuất mì, hệ thống kho, kệ, xe nâng và thiết bị phụ trợ khác tại nhà máy Bình Dương có giá trị 185 tỷ đồng đã được đăng ký giao dịch bảo đảm với VIB.
Nhà máy mới tại khu vực phía Nam sẽ bổ sung năng lực sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của Uniben với Acecook, công ty mì ăn liền đang dẫn đầu thị trường và Masan Consumer, doanh nghiệp có nguồn gốc Đông Âu tương tự Uniben.
Ông chủ mì 3 Miền chấp nhận kinh doanh không lãi để chiếm thị phần
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
Techcombank dự chi hơn 7.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
Kết quả kinh doanh khả quan giúp Techcombank duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank tham vọng vốn hóa 20 tỷ USD cuối năm nay
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.