Tiêu điểm
Việt Nam cần khuyến khích khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT
Theo ông Mikko Hypponen, huyền thoại bảo mật công nghệ thế giới, Việt Nam nên có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ và khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT.

Sự xuất hiện của Internet là một bước ngoặt mang tính lịch sử. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất diễn ra đã kết nối tất cả các máy tính lại với nhau và nay chúng ta đang bước vào thời đại của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai, cuộc cách mạng IoT, trong đó tất cả các thiết bị sử dụng điện sẽ được kết nối với Internet.
Chia sẻ tại hội thảo “An toàn thông tin 4.0: Thực trạng và sáng kiến” do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) tổ chức, ông Mikko Hypponen cho biết, cuộc cách mạng IoT (Internet of Thinks - Internet vạn vật) đang diễn ra được định hình bởi hai xu hướng: mọi thứ ngày càng trở nên rẻ hơn và nhỏ hơn.
Do đó, số lượng các thiết bị IoT cũng sẽ không ngừng tăng lên và phổ biến hơn trong đời sống con người.
Tuy nhiên, theo ông Mikko, những sản phẩm càng thông minh càng có nhiều điểm yếu, nhất là các vấn đề liên quan đến việc bảo mật và an toàn thông tin (ATTT). Khi các thiết bị này được kết nối vào mạng bằng các thiết bị IoT, chúng đều có thể bị tấn công.
Trong khi đó, chuyên gia an ninh mạng Trần Đăng Khoa, Cục ATTT cho rằng, trong thời đại mới, mỗi người có thể mang theo rất nhiều các thiết bị thông minh IoT, điều này sẽ dẫn đến những rủi ro mất ATTT trong trường hợp xảy ra vấn đề về bảo mật.
Năm 2015, cả thế giới có 4,9 tỷ thiết bị IoT. Đến năm 2020, con số này dự kiến sẽ lên tới 20,8 tỷ thiết bị, trong đó nhiều thiết bị IoT có những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Lý giải điều này, ông Khoa đưa ra một số nguyên nhân chính bao gồm quản lý chưa chặt chẽ, sức ép giảm giá sản phẩm hoặc do chủ ý từ phía nhà sản xuất.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy 70% thiết bị IoT trên thế giới có nguy cơ bị tấn công mạng. Có hai nhóm nguy cơ chính, bao gồm việc truy cập bất hợp pháp và chiếm quyền điều khiển để tấn công mạng và tấn công leo thang.
Tính đến tháng 12/2017, có 7.000 dòng phần mềm độc hại tấn công lên các thiết bị IoT, trong đó, 63% các dòng mã độc tấn công nhằm vào camera giám sát, 20% mã độc tấn công nhằm vào router, modem DSL, còn lại là các thiết bị khác như máy in, thiết bị cá nhân, thiết bị gia dụng. Hầu hết các thiết bị này đều bị nhiễm mã độc Mirai.
Tại Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2017, có hơn 316.000 camera giám sát được kết nối và công khai trên mạng Internet, trong đó có 147.000 thiết bị có lỗ hổng hoặc có khả năng bị tấn công chiếm quyền điều khiển.
Đối với các thiết bị mạng, tính đến tháng 8/2017, Việt Nam có khoảng 28.000 địa chỉ IP của các thiết bị IoT đã bị tấn công bởi mã độc Mirai hoặc các biến thể khác của mã độc Mirai.
Giải pháp nào cho vấn đề bảo mật thông tin?
Trao đổi với phóng viên TheLEADER, ông Mikko cho rằng, hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia rất giàu có về mặt tri thức, các bạn trẻ Việt rất thông minh và sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Đã có một số bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm IoT. Tuy nhiên, cần có các giải pháp và chính sách để các sản phẩm này thực sự chất lượng và đảm bảo ATTT.
Theo ông Mikko, một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết các thách thức liên quan tới an ninh mạng là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, ông cho rằng giáo dục và nâng cao nhận thức của người dùng từ khi họ vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường cũng là một yếu tố cần được ưu tiên.
“Vấn đề an toàn và bảo mật thông tin phải được đào tạo và tuyên truyền rộng rãi, từ các cơ quan Chính phủ cho tới các doanh nghiệp tư nhân”, ông Mikko nói.
Ông Mikko chỉ ra rằng mối quan tâm hàng đầu của người dân về các sản phẩm IoT không phải là chất lượng cũng chẳng phải là vấn đề ATTT mà có lẽ là giá thành của sản phẩm.
“Tôi đã quá ngán ngẩm với việc người dùng lúc nào cũng kêu ca về tính bảo mật của những sản phẩm mà họ mua trong khi họ không ý thức được rằng những sản phẩm càng an toàn đòi hỏi chi phí đầu tư càng cao và tất nhiên giá bán cũng sẽ cao hơn”, chuyên gia này chia sẻ.
Bên cạnh đó Việt Nam cần có hành lang pháp lý để các sản phẩm IoT sản xuất và đến tay người dùng đảm bảo chất lượng và an toàn bảo mật. Dù vậy, hiện nay Việt Nam đang thực hiện những bước đi đầu tiên trong cuộc cách mạng này và ông Mikko tin tưởng Việt Nam sẽ làm tốt trong tương lai.
Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục ATTT nhìn nhận, việc đối phó với nguy cơ thách thức về an toàn thông tin cần có một nỗ lực tổng thể mang tính quốc gia.
Từ năm 2010, Việt Nam đã có bản quy hoạch phát triển ATTT số quốc gia đến năm 2020 đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm phát triển khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe doạ mất ATTT.
Theo chuyên gia của Cục ATTT, chúng ta không nên tiếp cận IoT một cách tổng thể, thay vào đó cần tiến hành tiếp cận theo từng hướng đối tượng bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất thiết bị IoT, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ ATTT, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và người sử dụng.
Với mỗi đối tượng, nên áp dụng các biện pháp khác nhau để đảm bảo ATTT.
Bên cạnh đó cần xây dựng lộ trình chiến lược phát triển nền tảng IoT quốc gia, Chính phủ nên xây dựng hành lang pháp lý theo hướng tiêu chuẩn, quy chuẩn hoá và thực thi kiểm định kỹ các thiết bị IoT trước khi đưa ra thị trường.
Mặt khác, Việt Nam nên có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ và khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT.
Apple xác nhận tất cả các dòng máy Mac, iPhone và iPad đều bị dính lỗi bảo mật
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.