Việt Nam dẫn đầu xu hướng tiêu dùng thương hiệu lớn và lâu đời

Nhật Minh Thứ tư, 10/06/2020 - 15:54

Ngoài ưu tiên mua các sản phẩm có thương hiệu lâu đời, người tiêu dùng cũng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thay thế khi sản phẩm mong muốn không có sẵn.

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu xu hướng mua sản phẩm từ các thương hiệu đã đứng vững và lâu đời trên thị trường (established brands - những thương hiệu được chấp nhận rộng rãi vì đã tồn tại trong khoảng thời gian dài).

54% số người tiêu dùng được khảo sát tại Việt Nam cho biết ưu tiên và có xu hướng lựa chọn các sản phẩm từ những thương hiệu đã đứng vững trên thị trường, đặc biệt trong những tháng gần đây.

Con số trên cao hơn nhiều tỷ lệ của các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia (45%), Thái Lan (43%) hay Singapore (40%), theo báo cáo mới đây từ Facebook và Bain & Company.

Việt Nam dẫn đầu xu hướng tiêu dùng thương hiệu lớn và lâu đời
Phần trăm người tiêu dùng ưu tiên mua các thương hiệu đã đứng vững, lâu đời trên thị trường.

Xu hướng này được thúc đẩy bởi thực tế rằng các thương hiệu lớn, lâu đời có niềm tin từ người tiêu dùng cũng như sở hữu chuỗi cung ứng mạnh, đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn. 

Việc ưu tiên cho các thương hiệu phổ biến được phản ánh rõ nét hơn trong các siêu thị và đại siêu thị có tiếng. Đây là hai kênh được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn trong vài tháng qua khi dịch Covid-19 bùng phát bởi khả năng sản phẩm có sẵn, giá cả cũng như tần suất thanh toán ít hơn.

Facebook and Bain & Company trong báo cáo trước đây từng lưu ý các công ty tại Đông Nam Á có cơ hội lớn lấp đầy khoảng cách bán lẻ trực tuyến, chủ yếu trong những lĩnh vực như quần áo, phụ kiện, chăm sóc cá nhân với tốc độ tăng trưởng dự kiến khoảng 25 - 30% mỗi năm.

Sang quý II/2020, sự dịch chuyển sang mua hàng trực tuyến đã tăng tốc, chủ yếu đối với các nhu yếu phẩm. Những người dân bị buộc phải ở nhà nhiều hơn đã gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm thiết yếu trong thời gian ngắn, kể cả mua trực tuyến và mua tại cửa hàng.

Một xu hướng đáng chú ý khác của người tiêu dùng Đông Nam Á những tháng gần đây là việc khám phá các ứng dụng mới. Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó tổng giám đốc Tiki, cho biết tỷ lệ người tiêu dùng kỹ thuật số lần đầu tiên đã gia tăng đáng kể trong vài tháng qua, chủ yếu được thúc đẩy bởi Chính phủ khi khuyến khích mọi người mua sắm trực tuyến.

Trên toàn khu vực, 85% số người được khảo sát cho biết đã thử các ứng dụng kỹ thuật số mới trong quý I năm nay nhưng mức độ khác nhau giữa các ứng dụng. Một số ứng dụng tăng trưởng cao về số lượng người dùng lần đầu và duy trì mức độ sử dụng bao gồm phương tiện truyền thông xã hội, phát trực tuyến video, ứng dụng nhắn tin, tiếp sau là thương mại điện tử, phân phối thực phẩm và nền tảng thanh toán điện tử.

Báo cáo từ Facebook và Bain & Company cũng lưu ý rằng dịch bệnh đã thúc đẩy sự tập trung cao hơn vào sức khỏe, an toàn cũng tác động môi trường của các sản phẩm. Tại Đông Nam Á, 73% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe trong tương lai, cao gần gấp đôi con số của Mỹ. Mức độ chênh lệch tương tự cũng diễn ra khi người tiêu dùng được hỏi về sự quan tâm đến tác động môi trường.

Tại các quốc gia như Philippines và Việt Nam, người tiêu dùng thậm chí ưu tiên sức khỏe và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hơn là mức tiện ích có được sau mỗi lần chi tiêu.

Kẻ thù lớn nhất của thương hiệu hậu Covid-19

Kẻ thù lớn nhất của thương hiệu hậu Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Hậu Covid-19, các thương hiệu cần có sự điều chỉnh về giá cả, kích cỡ sản phẩm và đặc biệt cần chú tâm vào yếu tố sức khỏe trong các chiến dịch truyền thông.
Kẻ thù lớn nhất của thương hiệu hậu Covid-19

Kẻ thù lớn nhất của thương hiệu hậu Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm
Hậu Covid-19, các thương hiệu cần có sự điều chỉnh về giá cả, kích cỡ sản phẩm và đặc biệt cần chú tâm vào yếu tố sức khỏe trong các chiến dịch truyền thông.
Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  1 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  5 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  5 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  6 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  9 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.