Tiêu điểm
Việt Nam đang đi đầu về phủ hạ tầng trạm sạc cho xe điện
Xuất phát sau nhưng Việt Nam đang là một trong những nước sở hữu hạ tầng trạm sạc có mật độ lớn hàng đầu thế giới.
“Bức tranh” trạm sạc tại Mỹ và các nước phát triển
Mỹ là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới và được coi là một trong những nước tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển của xe điện. Tuy nhiên câu chuyện dưới đây là một ví dụ thực tế cho thấy ngay cả với đất nước phát triển như vậy thì quá trình chuyển đổi từ phương tiện chạy nhiên liệu truyền thống sang dòng xe thân thiện với môi trường cũng chỉ đang ở bước khởi đầu.
Cụ thể, đoàn công tác của bà Jennifer Granholm - Bộ trưởng Năng lượng Mỹ - sử dụng một số xe điện và xe xăng cho chuyến đi thực tế kéo dài 4 ngày. Nhóm định sạc nhanh nhưng tới một trạm thì phát hiện ra không có đủ cổng sạc. Một người đi xe xăng trong đoàn của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ đã tìm đến một trạm sạc trước rồi “xí chỗ” để đợi xe điện đến sạc, nhưng ngay lập tức hành vi này đã bị báo cảnh sát.
Có thể thấy, thiếu trạm sạc công cộng đang là vấn đề nổi cộm ngay ở Mỹ, đất nước cởi mở với loại phương tiện xanh này.
Theo Business Insider, tính đến tháng 3 năm nay, trên khắp nước Mỹ đã có hơn 131.000 cổng sạc xe điện công cộng. Điều này có nghĩa là chỉ có khoảng 3 cổng sạc cho mỗi 10.000 người ở Mỹ, và mật độ này thậm chí còn thấp hơn tại những khu vực xa trung tâm.
Báo cáo mới nhất của Statista về số lượng cổng sạc công cộng năm 2022 cho thấy Trung Quốc đang là quốc gia có nhiều cổng sạc nhất, với 1,76 triệu cổng. Nhưng con số đó cũng không thấm vào đâu so với dân số hơn 1,4 tỷ người ở đây. Số lượng cổng sạc tại một số quốc gia phát triển khác đáng chú ý có Hàn Quốc với hơn 200.000 cổng sạc, Hà Lan có khoảng hơn 120.000 cổng, Pháp khoảng 84.000 cổng hay tại Đức là 77.000 cổng sạc công cộng…
Đông Nam Á và Việt Nam trong cuộc đua phủ hạ tầng xe điện
Là đất nước có thị trường ô tô phát triển hàng đầu trong khu vực, Thái Lan cũng chuyển mình nhanh chóng trước xu hướng xe điện. Tuy nhiên, báo cáo tính đến tháng 9/2021 của Statista chỉ ra rằng mới chỉ có 2.285 cổng sạc được lắp đặt tại quốc gia này. Tháng 8/2022, phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết nước này dự kiến tăng số lượng trạm sạc xe điện từ 944 lên 1.394 trong vòng 9 năm tới.
.jpg)
Những con số trên cho thấy số trạm sạc công cộng cho xe điện ở Thái Lan hiện nay ở quanh mức 1.000 trạm, dù rằng các công ty và chính phủ tại quốc gia này đang thúc đẩy mở rộng hạ tầng cho ô tô điện. Xét về quy mô, thị trường ô tô Thái Lan hiện lớn gần gấp đôi so với Việt Nam (doanh số tiêu thụ xe năm 2022 tại Thái Lan là 849.000 xe, so với khoảng hơn 500.000 xe ở Việt Nam).
Singapore cũng đang mạnh mẽ chuyển dịch sang xe điện và ghi nhận ước tính rằng cứ 10 ô tô đăng ký mới thì có 1 chiếc trong số đó là xe điện, tăng gấp khoảng 20 lần so với năm 2020. Tính đến tháng 7/2022, đã có 2.500 cổng sạc cho xe điện được lắp đặt tại quốc gia này. Tuy nhiên, có một điều Singapore đang phải đối mặt là phần lớn trong số 5,4 triệu dân đang sống trong các khu chung cư cao tầng. Bởi vậy, việc sạc xe điện gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trạm sạc công cộng. Chính phủ Singapore đang phải hết sức nỗ lực để đạt được mục tiêu phủ 40.000 cổng sạc công cộng vào năm 2030.
So với các quốc gia kể trên, Việt Nam có thể xem là nước đi sau trong xu hướng chuyển dịch sang xe điện, khi mãi đến tháng 12/2021, VinFast mới chính thức khai mở kỷ nguyên ô tô điện thông minh tại Việt Nam bằng việc bàn giao cho khách hàng những chiếc xe VF e34 đầu tiên. Kể từ đó đến nay, VinFast vẫn đang là đơn vị tiên phong, bền bỉ và quyết liệt nhất trong việc phủ sóng hệ thống trạm sạc công cộng tại Việt Nam.
.jpg)
Tính đến nay, trạm sạc công cộng của VinFast đã có mặt tại 63/63 tỉnh thành. Đặc biệt, trên 106 tuyến quốc lộ và cao tốc, trạm sạc VinFast đang được bố trí dày đặc với khoảng cách trung bình giữa hai trạm chỉ là khoảng 65 km, thậm chí đang tiếp tục được rút ngắn xuống chỉ còn 50 km, với đủ loại công suất từ sạc thường đến sạc siêu nhanh. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2023, đã có 101 trạm sạc được lắp mới, dần tiến tới hoàn thiện quy hoạch 150.000 cổng sạc trên toàn quốc.
Không chỉ dẫn đầu tại Đông Nam Á về số lượng trạm sạc và số lượng cổng sạc, Việt Nam hiện còn vượt xa các nước hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc về mật độ cổng sạc xét trên quy mô diện tích và dân số. Với quy hoạch 150.000 cổng sạc của riêng VinFast trên quy mô 100 triệu dân, tính trung bình mỗi 10.000 dân Việt Nam đang có 15 cổng sạc xe điện. Con số này cao gấp 5 lần so với Mỹ và cao hơn mức 12 cổng sạc trên 10.000 dân tại Trung Quốc.
Có thể thấy, hạ tầng sạc phủ rộng và dày đặc bậc nhất thế giới đang tạo nên một nền móng vững chắc cho xe điện phát triển tại Việt Nam, đồng thời cũng là bệ phóng cho VinFast tự tin tiến ra toàn cầu.
VinFast VF 6 ấn định ngày ra mắt 29/9
Giới trẻ 'lợi đơn lợi kép' khi thuê biệt thự tại Vinhomes Ocean Park 1
Đề cao lối sống đa trải nghiệm, linh hoạt, nhiều bạn trẻ đã thuê chung các căn biệt thự tại Vinhomes Ocean Park 1 để tận hưởng đặc quyền nghỉ dưỡng có 1-0-2 đồng thời nắm bắt cơ hội kinh doanh tại tâm điểm phía Đông Hà Nội.
Nhiều cửa hiệu 'sống khỏe' nhờ chọn địa điểm kinh doanh tại Vinhomes Grand Park
Đi tìm lời giải cho bài toán sở hữu mặt bằng tại khu dân cư đông đúc với mức tiêu dùng cao nhưng giá thuê phải “vừa túi”, nhiều doanh nhân tại TP.HCM đã chọn Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) làm bến đỗ khi đại đô thị hiện quy tụ cộng đồng hơn 56.000 cư dân và hàng chục ngàn khách đến vui chơi, giải trí mỗi tuần.
Vì sao Vinhomes Ocean Park 1 nhanh chóng trở thành trung tâm mới phía Đông Hà Nội?
Hạ tầng kết nối hoàn chỉnh, quy hoạch đồng bộ, chất sống cao cấp cùng hàng loạt chính sách kích cầu đã và đang biến Vinhomes Ocean Park 1 trở thành trung tâm mới phía Đông Hà Nội, nhanh chóng thu hút hơn 60.000 cư dân đa quốc gia về sinh sống, lập nghiệp chỉ sau chưa đầy 5 năm.
Làn sóng dịch chuyển mặt bằng kinh doanh về Vinhomes Grand Park
Với mức giá thuê hấp dẫn cùng nguồn khách hàng đông đảo, Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) đang trở thành điểm đến của làn sóng kinh doanh “Đông tiến” đầy hấp dẫn tại TP.HCM.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Xuất khẩu tôm tăng tốc nửa đầu năm, vẫn khó đạt mục tiêu 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng mạnh trong quý I và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong quý tiếp theo khi các nhà mua hàng Mỹ tích cực trữ hàng.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.