Khởi nghiệp
Việt Nam là điểm đến hứa hẹn cho công nghệ RPA và AI
Các chuyên gia cho biết, AI và RPA không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa quy trình mà còn đưa ra dự báo chính xác, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, quản lý dữ liệu, giảm sai sót và chống các hành vi gian lận trong nghiệp vụ.
Artificial intelligent (AI – Trí tuệ nhân tạo) và Robotic Process Automation (RPA) đang là những xu hướng rất mới và nóng trong giới công nghệ trong thời gian qua, đặc biệt là lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng.
Theo các chuyên gia, AI và RPA rất phù hợp để sử dụng phục vụ mang lại các lợi ích chủ chốt của Digital Business Automation (DBA), một nhóm giải pháp đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và nhu cầu triển khai của các khách hàng doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khối ngân hàng.
AI (Artificial Intelligence): Trí tuệ nhân tạo. Là tập hợp các công nghệ nhằm xây dựng các trí tuệ được biểu diễn bằng các hệ thống nhân tạo, đặc biệt là máy tính. Nói một cách nôm na, đây là mảng công nghệ nhằm giúp máy tính có khả năng học hỏi, thích ứng, đưa ra quyết định, phần nào đó tương tự con người. Ứng dụng của AI trải rộng trong nhiều lĩnh vực, như tự động hóa, xe tự hành, hệ hỗ trợ quyết định, thống kê, xử lý ảnh,…
RPA (Robotic Process Automation): Là tập hợp các công nghệ nhằm xây dựng các phần mềm làm thay công việc của con người trên máy tính, với hiệu suất, độ chính xác cao hơn cũng như khả năng theo dõi, đánh giá và nâng cấp được.
Lấy ví dụ các công cụ giúp tự động truy xuất dữ liệu từ một hệ thống, hoặc tự động nhập liệu vào một hệ thống khác…. RPA cung cấp khả năng xây dựng các nhân công "Robot", làm thay công việc của nhân công thực sự. Nhân công "robot" này tuy rằng ít tính sáng tạo hơn con người nhưng tốc độ cao hơn, sai sót thấp hơn, không mệt mỏi và nói vui rằng không đòi tăng lương hay xin nghỉ phép.

Ông Varun Mittal, người chịu trách nhiệm phát triển mảng Fintech của EY tại hơn 130 thị trường mới nổi trên toàn cầu, đã chia sẻ về xu hướng ứng dụng AI và RPA và những chuẩn mực mới trong hoạt động vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Theo ông Varun Mittal, AI giúp doanh nghiệp cải tiến công tác vận hành, tăng doanh thu và giảm chi phí nhân sự. Đặc biệt, doanh nghiệp ứng dụng AI sẽ quản trị và có khả năng giảm thiểu rủi ro tốt hơn khi có khả năng phân tích và tìm ra những kẽ hở trong hệ thống doanh nghiệp mà các phương thức truyền thống dễ dàng bỏ qua.
Trong khi đó, vấn đề tồn đọng trong quá trình tối ưu vận hành và số hoá của các tổ chức tài chính là sự phụ thuộc vào các quy trình thủ công, vừa kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực và dễ tồn tại kẽ hở cho các sai sót hay gian lận. RPA chính là lời giải cho bài toán này khi có thể loại trừ tất cả các hạn chế trên một cách triệt để.
Còn tại Việt Nam, ông Dương Lê Minh Đức, chuyên gia Giải pháp FPT.A.I của FPT đưa ra ví dụ của một ngân hàng hàng đầu thế giới tại Việt Nam khi ứng dụng giải pháp dựa trên công nghệ A.I và RPA của FPT để tự động hóa quy trình khởi tạo khoản vay thông qua việc trích xuất thông tin cần thiết từ ảnh chụp giấy tờ, phân loại và tự động hoàn hiện hồ sơ trên hệ thống theo quy trình. Kết quả là ngân hàng này đã rút ngắn 80% thời gian chờ đợi của khách hàng.
Sisua Digital - một doanh nghiệp Phần Lan bắt đầu hoạt động ở Việt Nam vào năm 2018 đánh giá, Việt Nam là một trong số những thị trường phát triển nhanh nhất và đầy hứa hẹn về AI và RPA khu vực tại Đông Nam Á.
Công nghệ RPA mà Sisua Digital mang tới nhằm tự động hóa các tác vụ thông thường trong hệ thống quy trình của doanh nghiệp. Phần mềm robot đóng vai trò như một trợ lý ảo thông qua việc xử lý các công việc hàng ngày trên máy tính, cho phép nhân viên tập trung vào các công việc phức tạp hơn.
Robot được thiết lập nhằm mô phỏng thao tác của con người trên máy tính bằng cách cấu hình chúng để làm công việc tương tự. Với việc tự động hóa quy trình, các doanh nghiệp có thể đạt được rất nhiều lợi ích, như cải thiện năng suất, tiết kiệm chi phí, chất lượng cao hơn và hiệu quả hơn.
"Khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam hiện nay đang đạt được hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện năng suất bằng cách áp dụng công nghệ RPA. Chúng tôi cũng nhận thấy điều tương tự xảy ra với các khách hàng tại những thị trường khác như: châu Âu, Trung Đông, châu Phi và Mỹ", ông Tomi Torri - CEO Sisua Digital đánh giá.
CEO Stringee và hành trình tạo thêm giá trị cho công nghệ Việt
Một năm nhìn lại Gapo đạt 6 triệu người dùng
CEO Hà Trung Kiên khẳng định, Gapo mang tinh thần trẻ trung, nhiệt huyết của một startup công nghệ nhưng vận hành trên nền tảng kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp.
CEO Stringee và hành trình tạo thêm giá trị cho công nghệ Việt
Đến nay, Stringee được nhiều người biết tới như startup duy nhất về Nền tảng lập trình giao tiếp tại Việt Nam. Nhưng ít ai biết được câu chuyện bắt đầu từ sự thay đổi táo bạo của CEO Đậu Ngọc Huy và bạn thân Nguyễn Bá Luân gần 8 năm trước.
Ứng dụng gọi xe Gojek đang bắt đầu có lãi
Hiện Gojek vẫn là đơn vị dẫn đầu trên thị trường Indonesia, xử lý 100 triệu giao dịch cho khoảng 20 - 25 triệu người dùng hàng tháng. Startup này đang tìm cách mở rộng ra bên ngoài khu vực Đông Nam Á.
Startup Việt còn thiếu gì trong bối cảnh hội nhập?
Trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.