Tiêu điểm
Việt Nam lại ‘mất điểm’ với đầu tư nước ngoài vì thủ tục hành chính
Theo EuroCham, cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan là các giải pháp hàng đầu giúp tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài (FDI) trong mắt các lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu, với hơn 3% các nhà lãnh đạo được hỏi mới đây cho rằng Việt Nam là một trong ba trọng điểm đầu tư của họ trên toàn thế giới.
Nhìn chung, hơn 1/3 số người tham gia khảo sát xếp Việt Nam ở vị trí đầu tiên, trong tốp 3 hoặc trong tốp 5 điểm đến đầu tư hàng đầu của họ trên phạm vi toàn cầu, theo báo cáo Chỉ số Môi trường kinh doanh (BCI) mới nhất do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố.
Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang chật vật với các vấn đề như quy định thiếu minh bạch, hành chính chưa hiệu quả, khó khăn khi xin thị thực, và giấy phép lao động.
Trước đó, báo cáo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2023, EuroCham đã từng nhấn mạnh tới những khó khăn này, bao gồm thời hạn của visa thương mại được cấp ngắn, việc xét duyệt hồ sơ phức tạp, hay quy trình kéo dài.
Đơn cử, hầu hết các cục xuất nhập cảnh ở Việt Nam hiện nay chỉ cấp visa thương mại trong tối đa 30 ngày. Theo đó, khi hết thời hạn 30 ngày, người nước ngoài phải xuất cảnh nếu chưa có giấy phép lao động.
Cách làm này gây tốn kém chi phí/thời gian cho doanh nghiệp, điều này càng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của công ty khi các nhân viên thiết yếu phải đi vắng.
Không chỉ vậy, quy trình từ đầu đến cuối ở Việt Nam dài hơn mức trung bình. Có nhiều bước (hợp pháp hóa, xin thị thực nhập cảnh, giấy phép lao động và cuối cùng là thẻ tạm trú) trước khi một nhân viên được coi là sẵn sàng làm việc, và điều này không cho phép các doanh nghiệp triển khai nhân lực tại Việt Nam theo nhu cầu khẩn cấp.
“Nó làm gián đoạn hoạt động, và khiến việc coi Việt Nam là một địa điểm để mở rộng trở nên khó khăn chỉ vì những điều không chắc chắn xung quanh các chính sách và quy trình nhập cảnh”, EuroCham nhấn mạnh.
Không chỉ EuroCham, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) trong báo cáo tại VBF cũng cho biết quá trình từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp giấy phép lao động mất rất nhiều thời gian.
Ngay cả sau khi nộp hồ sơ lần đầu, nhiều trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ, dẫn đến thông thường phải mất 2 – 3 tháng mới được cấp Giấy phép lao động, thậm chí có những trường hợp mất hơn 6 tháng do phải thực hiện các thủ tục bổ sung.
Trường hợp phải bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp sẽ xử lý nhanh hơn nếu được hướng dẫn nhất quán ngay từ đầu.
Ngoài ra, kết quả khảo sát BCI của EuroCham cũng cho thấy số người trả lời khảo sát chỉ ra những bất cập trong pháp luật về phòng, chống tham nhũng có xu hướng tăng.
Một rào cản khác mà lĩnh vực sản xuất phải đối mặt là thủ tục hải quan phức tạp, trong khi các công ty dịch vụ chịu thách thức lớn về thị thực và giấy phép lao động.
Hơn thế, nhiều ngành công nghiệp, như giao thông vận tải, dược phẩm và năng lượng tái tạo, cũng gặp cản trở do luật chống tham nhũng chưa hoàn thiện.
Những người tham gia khảo sát BCI nhấn mạnh: “Cần cải thiện sự ổn định chính trị, khung pháp lý, chế độ thuế và thuế quan để gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là một điểm đến đầu tư năng động”.
Những biện pháp này sẽ giúp giải quyết các mối bận tâm của doanh nghiệp nước ngoài, và củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế đất nước.
EuroCham: Thách thức với Việt Nam trong bối cảnh mới
Chủ tịch EuroCham: Việt Nam sẽ là địa điểm đầu tư hàng đầu thế giới
Chủ tịch EuroCham Alain Cany đánh giá để tiếp tục vươn lên, Việt Nam cần nỗ lực tổng hợp từ các khu vực trong nền kinh tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực thay đổi thói quen kinh doanh theo hướng quản trị tốt hơn.
Chủ tịch EuroCham: Khuôn khổ pháp lý về PPP còn quá đơn giản
Theo Chủ tịch EuroCham Alain Cany, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý toàn diện hơn để các công ty FDI có thể đóng góp nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng.
EuroCham: Thời điểm đầy hứa hẹn để kinh doanh tại Việt Nam dù toàn cầu bất ổn
Dù các yếu tố bên ngoài đang làm giảm sút khả năng tăng trưởng của Việt Nam, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn tin tưởng vào triển vọng của thị trường này, đặc biệt là phát triển xanh.
EuroCham: EVFTA là công cụ quan trọng giúp chống lại khủng hoảng kinh tế
Bất chấp Covid-19, 6 tháng đầu năm, giá trị thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng gần 20% so với cùng kỳ nhờ EVFTA.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.