Tiêu điểm
EuroCham: EVFTA là công cụ quan trọng giúp chống lại khủng hoảng kinh tế
Bất chấp Covid-19, 6 tháng đầu năm, giá trị thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng gần 20% so với cùng kỳ nhờ EVFTA.
Những con số tích cực
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Ngay tại thời điểm có hiệu lực, 65% hàng hóa xuất khẩu của Liên minh châu Âu (EU) sang Việt Nam, và 71% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU được miễn thuế. Trong thập kỷ tới, con số này sẽ tăng lên mức gần 99%.
Phát biểu tại sự kiện nhân dịp kỷ niệm một năm thực hiện EVFTA, Chủ tịch EuroCham Alain Cany nhấn mạnh: “Hiện tại, các chính phủ trên thế giới đều đang tập trung mọi nguồn lực để chống lại đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua EVFTA”.
“Trên thực tế, hiệp định đang trở nên quan trọng hơn bao giờ, một khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai và đại dịch được kiểm soát, nền kinh tế của chúng ta cần phải mở cửa trở lại và phục hồi”.
Ông Alain Cany đánh giá giống như vắc xin giúp chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu về y tế, sức khỏe, thương mại tự do, công bằng và dựa trên luật lệ sẽ giúp chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu về kinh tế.
Đối với Việt Nam và các quốc gia thuộc EU, EVFTA được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất. Giờ đây, khi hiệp định đã được thực thi, cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ việc loại bỏ dần thuế quan và mở cửa thị trường
Cụ thể, nhờ EVFTA, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều ghi nhận tăng trưởng tích cực và đáng kể dù bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2021, giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU đạt 27 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết nếu tính riêng, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 đạt 19,4 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tỷ lệ tận dụng mẫu chứng nhận xuất xứ (C/O) EUR1 đạt 29% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU là điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng giày dép (tỷ lệ tận dụng C/O là 99%), hàng dệt may (tỷ lệ tận dụng C/O là 16,26%), thủy sản (tỷ lệ tận dụng C/O là 73,5%), túi xách và ví (tỷ lệ tận dụng C/O là 62,46%).
Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, như sản phẩm từ cao su, gạo, sản phẩm mây, tre, cói và thảm, rau quả.
Những con số này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng khi Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) có hiệu lực sau khi được phê chuẩn ở từng quốc gia thành viên EU.
Ngoài cắt giảm thuế quan, EVFTA còn hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, cải cách luật pháp và phát triển bền vững.
Hiệp định cũng mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư của EU trong các lĩnh vực và ngành công nghiệp khác như giáo dục đại học, dịch vụ máy tính, phân phối, viễn thông.
Tính đến tháng 6/2021, EU có hơn 2.200 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, tăng 142 dự án, với vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 22,2 tỷ USD, tăng gần 450 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Khó khăn phía trước
Bên cạnh cơ hội, việc thực thi EVFTA vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức.
Theo kết quả chỉ số môi trường kinh doanh mới nhất công bố bởi EuroCham, hơn 1/3 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam được hỏi cho biết quá trình thực hiện gặp khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính. Hơn 1/5 doanh nghiệp cho biết vấn đề kỹ thuật trong thương mại là rào cản.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn gặp phải những khó khăn khác trong cơ sở hạ tầng hay ngôn ngữ.
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương, việc tận dụng các cam kết ưu đãi chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, doanh nghiệp chưa sự quan tâm tới việc tìm hiểu và tận dụng cơ hội từ hiệp định này.
Bên cạnh đó, hoạt động phổ biến tuyên truyền về hiệp định chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tận dụng EVFTA còn chưa được như kỳ vọng là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới và Việt Nam, khiến cho các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chuỗi phân phối bị gián đoạn, nền kinh tế toàn cầu phải chống chọi với những đợt sóng suy giảm nặng nề.
“Nếu chúng ta muốn phát triển dựa trên nền tảng đầy hứa hẹn này, chúng ta cần phải cùng nhau hợp tác. EVFTA sẽ không thành công nếu không có nỗ lực phối hợp giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân. Việc hiệp đinh thực thi chưa phải là kết quả cuối cùng. Chúng ta cần duy trì nỗ lực trong thập kỷ tiếp theo tương tự như những gì chúng ta đã làm suốt 10 năm qua”, vị chủ tịch EuroCham nhấn mạnh.
Tàu container đầu tiên chạy thẳng từ Việt Nam sang châu Âu
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.