Leader talk
Chủ tịch EuroCham: Việt Nam sẽ là địa điểm đầu tư hàng đầu thế giới
Chủ tịch EuroCham Alain Cany đánh giá để tiếp tục vươn lên, Việt Nam cần nỗ lực tổng hợp từ các khu vực trong nền kinh tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt cần nỗ lực thay đổi thói quen kinh doanh theo hướng quản trị tốt hơn.
Theo ông, những cơ hội, thách thức nào đang chờ Việt Nam phía trước trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng?
Ông Alain Cany: Trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với hai thách thức lớn.
Thứ nhất là nhu cầu toàn cầu giảm, và điều này có thể nhìn thấy khi số lượng đơn đặt hàng giảm đáng kể trong một số ngành. Quý IV, và có thể là cả đầu năm sau, sẽ là giai đoạn khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam, và điều này ảnh hưởng lên cả doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp nội địa.
Thách thức thứ hai đến từ việc gia tăng chi phí, đơn cử như lĩnh vực logistic và năng lượng, làm ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp, đặc biệt là về khía cạnh lợi nhuận.
Một số doanh nghiệp nhỏ có thể bị thiệt hại nhiều hơn các doanh nghiệp lớn, và các công ty Việt Nam sẽ thiệt hại nhiều hơn các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến tôi không khỏi lo lắng, vì nếu doanh nghiệp không thể kiếm tiền từ việc kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không tuyển dụng thêm người, và cung cấp các phúc lợi cho người lao động.
Tôi nghĩ rằng năm 2023 sẽ khó khăn hơn năm 2022 rất nhiều do sự bất ổn toàn cầu.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với FDI - một trụ cột chính làm nên tăng trưởng. Tôi có thể thấy rằng trong suy nghĩ của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thay đổi, không chỉ còn là quốc gia của lao động giá rẻ, mà còn là quốc gia của sự bền vững và phát triển.
Tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang trở nên lớn mạnh với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế quan trọng trong khu vực ASEAN, và trong khu vực châu Á trong thời gian sớm.
Các nhà đầu tư nước ngoài mà tôi đang gặp, đặc biệt là các công ty châu Âu, đang xem Việt Nam là nơi đầu tư lâu dài hơn và chất lượng hơn. Đơn cử, Lego, một thành viên EuroCham, đang đầu tư 1 tỷ USD vào Bình Dương để xây dựng nhà máy. Đây sẽ là nhà máy không carbon đầu tiên của doanh nghiệp này.
Không chỉ vậy, tôi cũng thấy khá nhiều công ty dược phẩm và hóa chất đầu tư xây dựng các nhà máy mới ở Việt Nam, có thể là bởi do họ ấn tượng với cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Glasgow, và sự sẵn sàng của Việt Nam để trở thành một nền kinh tế sạch hơn.
Tôi nghĩ rằng điều này sẽ dẫn đến chi phí cao hơn, nhưng sẽ thúc đẩy dòng FDI vào Việt Nam, từ đó mang lại công nghệ và việc làm với.
Nhìn chung, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số yếu tố tiêu cực trong ngắn hạn, nhưng sẽ có một số điều rất tích cực trong dài hạn.
Ông nhận định thế nào về vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và Việt Nam cần làm gì để cải thiện hơn nữa?
Ông Alain Cany: Chúng tôi đang phối hợp rất chặt chẽ với Chính phủ để gia tăng vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, và tôi cho rằng Việt Nam vẫn cần cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là về giao thông và logistic.
Trên thực tế, Việt Nam đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho chính sách Trung Quốc +1 của nhiều công ty, và điều này sẽ mang lại nguồn đầu tư mới. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong năm nơi sản xuất hàng đầu trên thế giới.

Covid-19 đã cho chúng ta thấy một bài học, rằng mọi nền kinh tế phải đa dạng hơn trong nguồn cung ứng. Vì vậy, các quốc gia thay vì quy hoạch lại mọi thứ bên trong đất nước, họ sẽ tìm cách chọn nhiều nơi khác nhau để tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
Trung Quốc hiện chiếm khoảng 80% sản lượng sản xuất trên thế giới, và nếu có vấn đề, các nền kinh tế sẽ gặp rắc rối. Vì vậy, đây là lý do tại sao chiến lược đang thay đổi và các công ty sẽ tổ chức hai, ba hoặc bốn nguồn khác nhau.
Việt Nam hiện có vị thế cực kỳ tốt, và triển vọng trong năm tới thậm chí còn lạc quan hơn.
Tuy nhiên, Chính phủ cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng. Một trong những điểm yếu của Việt Nam là cơ sở hạ tầng logistics còn kém rất nhiều so với các nước trong khu vực. Chính phủ nên tận dụng lợi thế của việc xuất khẩu chậm lại để đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng - điều rất quan trọng với chuỗi cung ứng.
Nếu Việt Nam muốn trở thành một trong những nhà sản xuất lớn của thế giới, Việt Nam cần phải có hệ thống logistics tại chỗ. Hiện tại, Việt Nam rất yếu khâu này, việc làm thủ tục hải quan tại cảng tốn rất nhiều thời gian, và tổ chức hoạt động vẫn chưa tốt.
Theo ông, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện những vấn đề nào trong thời gian tới?
Ông Alain Cany: Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập chính sách và quy định - những điều đang thay đổi rất nhiều tại Việt Nam, từ đó thu hút FDI ngày càng tăng.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Đặc biệt, ngay cả khi quy định tốt, việc thực hiện ở cấp địa phương lại thường là điểm nghẽn đối với các nhà đầu tư, khi việc giải thích ở các cấp có sự khác biệt.
Điều này dẫn tới tình trạng quan liêu đáng kể tại Việt Nam, và cả tham nhũng.
Các cấp lãnh đạo của Việt Nam thời gian qua ngày càng nghiêm túc hơn trong việc chống sai phạm, nhưng trước mắt vẫn còn một chặng đường. Những sai phạm cần được loại bỏ, nhưng các cơ quan quản lý cũng không nên gây gián đoạn công việc kinh doanh. Do đó, Việt Nam phải rất cẩn thận với các sự việc.
Chủ tịch EuroCham: Khuôn khổ pháp lý về PPP còn quá đơn giản
Việt Nam cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Bởi nếu so sánh với Indonesia hay Thái Lan, Việt Nam khá tương đương, nhưng nếu so sánh với Singapore thì kém rất xa. Tất nhiên, Việt Nam không thể là Singapore trong một sớm một chiều, nhưng Việt Nam nên đi theo hướng đó.
Cùng với đó, nếu Việt Nam có thể tiến tới số hóa, kinh tế xanh, và cách thức kinh doanh sạch hơn với các chính sách và quy định tốt, Việt Nam sẽ là địa điểm hàng đầu trên thế giới. Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, đây là những lĩnh vực EuroCham đang cố gắng thúc đẩy.
Chúng tôi đã có những cuộc đối thoại rất tốt với Chính phủ và các cấp. Ở châu Âu, chúng tôi đã phải vật lộn trong khoảng 30 năm qua để thực hiện các chính sách, và mắc nhiều sai lầm trong quá trình này. Vì vậy, chúng tôi mong muốn Việt Nam tránh mắc phải những điều tương tự.
Và để cùng hợp tác, chúng tôi mong muốn Việt Nam nhanh chóng có các chính sách phù hợp hơn nữa để thu hút nhiều vốn FDI hơn.
Bên cạnh đó, một điều cần lưu ý là thách thức với các công ty Việt Nam. Với số lượng nhiều FTA như hiện nay, các doanh nghiệp nội sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Dù vậy, đây cũng sẽ là động lực để các công ty Việt Nam trở nên mạnh hơn trước khi bước ra nước ngoài.
Nhìn chung, cần nỗ lực tổng hợp giữa các khu vực trong nền kinh tế. Theo đó, Chính phủ xây dựng khuôn khổ và chính sách, còn các doanh nghiệp Việt Nam, từ khu vực quốc doanh tới khu vực tư nhân, cần nỗ lực thay đổi thói quen kinh doanh theo hướng quản trị tốt hơn.
Điều này đặc biệt quan trọng vì khách hàng ở các nước phương Tây và ngay cả Việt Nam ngày càng khắt khe hơn về chất lượng và sản xuất sản phẩm. Vì vậy, Việt Nam phải nỗ lực để đi theo hướng đó.
Xin cảm ơn ông!
EuroCham: Thời điểm đầy hứa hẹn để kinh doanh tại Việt Nam dù toàn cầu bất ổn
EuroCham: Thách thức với Việt Nam trong bối cảnh mới
Để đón dòng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu, Việt Nam cần tập trung hơn vào các tiêu chí phát triển bền vững nền kinh tế, về năng lượng, lẫn chuỗi cung ứng.
EuroCham: Doanh nghiệp có thể rời đi nếu giãn cách kéo dài
Đại diện EuroCham cho biết nếu phong tỏa, giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài hơn nữa, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro, từ đó có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực.
EuroCham: EVFTA là công cụ quan trọng giúp chống lại khủng hoảng kinh tế
Bất chấp Covid-19, 6 tháng đầu năm, giá trị thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu tăng gần 20% so với cùng kỳ nhờ EVFTA.
EuroCham đề xuất hợp tác công tư để đẩy nhanh chiến lược vắc xin
Với cách tiếp cận mới bằng vắc xin, Việt Nam có thể lặp lại những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế.
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Giá vàng hôm nay 29/4: Tăng lần thứ hai trong ngày
Giá vàng hôm nay 29/4 bất ngờ tăng thêm vào gần giờ trưa ở tất cả các nhà bán thêm từ 200.000 – 500.000 đồng/lượng.