Khởi nghiệp
Việt Nam ở đâu trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu
Bảng xếp hạng "Hệ sinh thái khởi nghiệp 2021" cho thấy, cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều tăng bậc so với năm 2020.
StartupBlink - Trung tâm nghiên cứu khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo toàn cầu vừa công bố bảng xếp hạng "Hệ sinh thái khởi nghiệp 2021" cho 1.000 thành phố và 100 quốc gia trên toàn thế giới.
Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng thứ 59 như của năm 2020.
Tổ chức này xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp tại các quốc gia dựa trên các tiêu chí: số lượng khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, chất lượng của các startup và tổ chức này, môi trường kinh doanh.
Báo cáo của StartupBlink cho thấy, dù Việt Nam không tăng về thứ hạng nhưng cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều tăng bậc so với năm 2020.
Trong đó, TP.HCM tăng 46 bậc lên vị trí 179, Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191. Điều này đã đưa cả 2 thành phố vào top 200 các thành phố khởi nghiệp toàn cầu.
Báo cáo chỉ ra, việc có Hà Nội và TP. HCM trong top 200 là điều khích lệ với hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, hy vọng có thể tạo cảm hứng cho nhiều thành phố khác trên cả nước, bởi với quy mô dân số 100 triệu, việc có 2 hệ sinh thái được xếp hạng chắc chắn là không đủ đối với Việt Nam.
Phía StartupBlink cho rằng, sở dĩ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đang phát triển nhanh so với khu vực là nhờ quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trong thời gian qua. Điều này tạo thuận lợi cho các startup trong nước phát triển, ngay cả khi các công ty này chưa vươn ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, để thực sự trở thành một trung tâm khởi nghiệp trong khu vực, StartupBlink đề xuất Chính phủ Việt Nam cần tạo ra những đổi mới về mặt cơ chế, chính sách giúp các startup trong nước phát triển xa hơn nữa.
Các sáng kiến về chuyển đổi số tại Việt Nam thời gian gần đây được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Nhờ đó, các chỉ số tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đều rất tích cực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phần mềm, dịch vụ.
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, Việt Nam đặt mục tiêu có ít nhất 10 kỳ lân vào năm 2030. Nếu mục tiêu này hoàn thành, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam có thể kỳ vọng sẽ nhanh chóng thăng hạng với các quốc gia và thành phố.
StartupBlink đặc biệt đánh giá cao 3 startup của Việt Nam gồm Cốc Cốc (internet), Finhay (tài chính), Go2Joy (lưu trú & du lịch), cho đây là 3 công ty khởi nghiệp đã có những thành tựu nổi bật trong năm 2020 vừa qua.
Cốc Cốc vận hành hai sản phẩm là công cụ tìm kiếm Cốc Cốc và trình duyệt Cốc Cốc. Đến cuối năm 2020, Cốc Cốc đã đạt mốc hơn 25 triệu người dùng, trong số đó có 4 triệu người dùng trên nền tảng di động, đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam với gần 18% thị phần trình duyệt theo lượt truy cập và 3,5% thị phần công cụ tìm kiếm.
Năm ngoái, Finhay gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư nước ngoài là Jeffrey Cruttenden và quỹ đầu tư trong nước của Công ty Chứng khoán Thiên Việt. Finhay kết nối các nhà đầu tư nhỏ lẻ với các quỹ tài chính tại Việt Nam, đồng thời cung cấp giải pháp quản lý tài sản cho người dùng.
Trong khi đó, Go2Joy huy động thành công 2,3 triệu USD từ quỹ HB Investments Inc của Hàn Quốc. Go2Joy giúp đặt phòng khách sạn theo giờ, qua đêm, ngắn ngày một cách nhanh chóng, thuận tiện và riêng tư. Bên cạnh đó, Go2Joy còn hỗ trợ tìm khách sạn xung quanh bằng bản đồ định vị cùng công nghệ hiển thị hình ảnh 360 độ...
4 đại diện Việt Nam vào top 100 startup Châu Á nổi bật
Chuỗi rạp phim tự cứu mình trong mùa dịch bệnh
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng, chỉ thị giãn cách xã hội áp dụng ở nhiều tỉnh thành, kế hoạch mở rộng của Beta Cinemas dường như chậm lại.
2 startup Việt nhận vốn từ quỹ VIISA
Được biết, Medigo và Casso là hai startup Việt đang trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện sản phẩm và bước đầu cung cấp dịch vụ ra thị trường.
Startup thiết bị y tế iCare được Shark Bình đầu tư liên doanh
Nhà sáng lập startup cho hay, định hướng của iCare không chỉ bán thiết bị theo dõi nhiệt độ mà còn tạo ra nền tảng tích hợp thêm nhiều tính năng khác.
Shopee đổi tên Now thực hiện tham vọng siêu ứng dụng
Shopee hiện là sàn thương mại điện tử có lưu lượng truy cập và số lượng người dùng lớn nhất Việt Nam. Trong khi Now được biết đến là ứng dụng giao đồ ăn có thị phần lớn thứ 2 Việt Nam, theo Qandme.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương tham gia các dự án hạ tầng lớn
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như xây cầu Tứ Liên Hà Nội, cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, đường sắt đô thị…
Ông Nguyễn Long Hải làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị
Ông Nguyễn Long Hải được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị, kế nhiệm ông Lê Quang Tùng vừa giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.
Thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB
Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu.
Cách ông chủ những con tàu Lux Cruises kể chuyện di sản
Bằng cách kể chuyện qua từng hành trình, ông Phạm Hà và đội ngũ không chỉ giữ gìn di sản mà còn làm sống lại những giá trị lịch sử trong tâm trí du khách.
Tin Vay: 'tân binh' quyết chiến của hệ sinh thái dịch vụ vay tại Việt Nam
Là sản phẩm ra đời với sứ mệnh “số hóa tài chính” của Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), Tin Vay đã rất nhanh chóng “phủ sóng” trên các ứng dụng fintech hàng đầu như MoMo, Viettel Money, tiện ích Tài chính Fiza trong Zalo.
Sacombank chi 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi
Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.